Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-17


30’ mà không quên hơi thở tức là không có tạp niệm  xen vào  thì đó  là  các  bạn  đã  tu  tập  viên mãn  đề  mục  thứ  nhất.  Khi tu  tập  viên  mãn  đề mục  thứ  nhất  thì các  bạn  nên  xin  Thầy  kiểm tra hơi thở để xin tu tập đề mục thứ hai.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  HA I

2- Hít vô dài tôi biết tôi hít  vô dài; thở ra  dài tối biết tôi thở ra  dài. Đề mục này có mục  đích  là  làm  giảm  nhẹ  nơi  tập  trung  tâm. Theo Phật giáo không được tập trung tâm một chỗ, vì tập trung tâm một chỗ rất nguy hiểm có thể  làm  rối  loạn  các  cơ và  thần  kinh gây  ra bệnh tưởng.
Khi tu  tập  đến   đề mục  này  thì chú  ý  vào hơi  thở  chậm  và  nhẹ,  vì khi tác  ý  như  vậy  thì hơi thở bắt đầu thở chậm và nhẹ một cách tự nhiên,  chứ  không  dùng  các  cơ  vận  dụng  thở chậm  và  nhẹ.  Dùng  các  cơ vận  dụng thở  chậm và nhẹ là sai. Ở đây chỉ cần tác ý hơi thở chậm nhẹ  thì tự  động  hơi  thở  sẽ  thở  chậm  nhẹ,  lúc bấy giờ chúng ta chỉ cần tác ý theo đề mục đã trạch pháp câu: ‚Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài; thở ra dài tối biết tôi thở ra dài‛.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  BA

3- Hít vô ngắn tôi biết tôi hít  vô ngắn;
thở  ra  ngắn  tôi  biết  tôi  thở  ra  ngắn.  Đó  là


đề   mục  thứ  ba  của  Định Niệm  Hơi  Thở,  khi chúng  ta  muốn  hơi  thở  ngắn  thì tác  ý  câu  này: “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít  vô ngắn; thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn‛. Đây là cách điều  khiển  hơi  thở  ngắn  bằng  pháp  như  lý  tác ý.  Xin  các  bạn lưu  ý.  Do tu  tập  về  hơi  thở  nên phải làm chủ được hơi thở. Muốn thở dài thì hơi thở  dài,  muốn  hơi  thở  ngắn  thì hơi  thở  ngắn. Khi nào chúng ta thở dài thở ngắn mà không thấy  có  sự  rối  lọan  hô  hấp  đó  là  chúng  ta  đã thành  công  làm  chủ  hơi  thở.  Riêng  về  phần  tu tập  hơi  thở  thì nên  tu  tập  hơi  thở  bình  thường là  tốt  nhất,  không  nên  vận  dụng  hơi  thở  dài hoặc hơi thở ngắn.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  TƯ

4- Cảm  giác  toàn  thân tôi  biết  tôi  hít vô;  cảm  giác  toàn  thân tôi  biết  tôi  thở  ra. Đây  là  đề  mục  dời  tụ  điểm không  còn  thấy  hơi thở  ra vô  tại  nhân  trung  nữa.  Mỗi  lần  hít thở cảm nhận sự rung động toàn thân. Trong pháp Thân  Hành Niệm dạy: ‚Cảm  giác  thân  hành tôi  biết  tôi  hít  vô;  cảm  giác  thân hành  tôi biết  tôi thở ra‛.  Chỗ  này  tu  tập  khi nào  từng hơi  thở  cảm  nhận  được   sự  rung  động  của  toàn thân thì đó là kết quả của đề mục này.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  NĂ M


5-  An  tịnh  thân hành tôi  biết  tôi  hít vô;  an  tịnh thân hành tôi  biết  tôi  thở  ra. Đây  là  một  đề  mục  rất  quan trọng  trong  sự  tu tập mà đức Phật thường nhắc nhở: ‚Nhiếp tâm và  an trú  tâm‛.  Từ  đề  mục  thứ  nhất  đến   đề mục thứ tư là  những  đề  mục nhiếp  tâm,  còn đề mục thứ năm này là đề mục an trú tâm, chứ không  còn  là  đề  mục  nhiếp  tâm  nữa.  Đề  mục này  rất  quan trọng  và  lợi ích to  lớn  trong  việc đẩy  lui  các  chướng  ngại  pháp  trên  thân,  thọ, tâm  và  pháp.  Đề  mục  này  tu  xong cũng  giống như  người  lính đánh  trận  có  chiến  hào,  vì  thế tất cả cảm thọ không thể tấn công được. Đây là phương pháp làm chủ bệnh mà Tứ Niệm Xứ thường  dạy:  ‚Trên  thân  quán  thân để  khắc phục   tham  ưu‛.  ‚Trên   tâm   quán   tâm   để khắc  phục   tham ưu‛. ‚Trên  thọ  quán  thọ để  khắc  phục  tham ưu‛. ‚Trên  pháp  quán pháp  để  khắc  phục  tham ưu‛. Các  bạn nên lưu ý đề  mục này nó rất quan trọng trong sự tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  SÁ U

6- Cảm  giác  tâm  hành  tôi  biết  tôi  hít vô;  cảm  giác  tâm  hành tôi  biết  tôi  thở  ra. Đề  mục  này  là  để  hướng  dẫn  chúng  ta  ý  thức nhận  xét  sự  hoạt  động  của  tâm  theo  từng  hơi


thở  ra vô  chứ  không  phải  biết  hơi  thở  ra vô bình  thường.  Do đó,  mỗi  lần  hít vô  hay thở  ra chúng ta đều lắng nghe tâm đang có niệm hay không niệm. Khi tu tập lắng nghe tâm từng hơi thở  mà  thấy  tâm  lặng  lẽ  bất  động  không  một niệm xen  vào  trong suốt  30’  hay  1 giờ là chúng ta đã đạt được kết quả tu tập về đề mục này.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  BẢ Y

7- An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít  vô; an  tịnh  tâm  hành tôi  biết  tôi  thở  ra.  Khi tâm  chúng  ta  đang  bị  động  mà  không  có  cách nào làm cho nó an được, chúng ta sử dụng ngay đề   mục  này  bằng  phương  pháp  như  lý  tác  ý:
‚An tịnh   tâm  hành  tôi biết  tôi hít vô;  an tịnh   tâm  hành  tôi biết  tôi thở‛.  Cứ  mỗi  lần tác ý như vậy là chúng ta cảm nhận như tâm chúng ta có một sự an ổn  trong im  lặng và mỗi lần  hơi  thở  ra vô  là  tràn  ngập  sự  an  ổn  của thân  và  tâm.  Nếu  kết  quả  này  kéo  dài  từ  một giờ đến 2 giờ là chúng ta đã hoàn thành đề mục
này.

 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  TÁM

8- Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thân vô thường  tôi biết tôi thở ra. Khi thân tâm được an trú trong hơi thở vô, hơi thở  ra thì suốt  trong  thời  gian  tu  tập  hơi  thở


các  bạn  thỉnh  thoảng  tác  ý  câu  này:  ‚Quán thân vô  thường tôi  biết  tôi  hít   vô;  quán thân  vô  thường tôi  biết  tôi thở ra‛. Nương vào hơi thở vô ra và tác ý như vậy thì giúp cho các bạn có một nội lực mạnh mẽ thân vô thường thật  sự.  Từ  đó  thân  kiến  kiết sử  bị  đoạn dứt. Đây  là  tu  tập  Định Niệm  Hơi  Thở  câu  hữu  với Tứ Niệm Xứ.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  CHÍN

9- Quán  thọ vô  thường  tôi  biết  tôi  hít vô;  quán  thọ vô  thường  tôi  biết  tôi  thở  ra. Đề  mục  này  tu  tập  như  đề  mục  thứ  tám  quán thân vô thường để thấm nhuần thọ vô thường thật sự khiến khi thân có bệnh tật khổ đau tâm không  dao động  sợ  hãi.  Đó  là  mục  đích  của  đề mục này. Vậy muốn tâm bất động trước các cảm thọ  thì đề  mục  này  phải  cần  siêng năng  tu  tập không được biếng trễ. Đây là tu tập Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Tứ Niệm Xứ.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I

10- Quán tâm vô thường tôi biết tôi hít vô;  quán tâm  vô  thường  tôi biết  tôi thở ra. Người  ở   ngoài  đời  cũng  như  các  tôn  giáo  khác trong  đó   có  Đại  thừa,  Thiền  Tông,  Tịnh  Độ Tông, Pháp Hoa Tông, Mật Tông v.v.. đều cho tâm  này  là  linh hồn,  là  Phật  tánh,  là  Tánh



Không, là Chơn như, là trí tuệ Bát Nhã, là bản thể của vạn hữu v.v.. Đó là một sự hiểu biết lầm lạc  bằng  ảo  tưởng,  tâm  là  một  xứ  trong  Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Cho nên quán tâm  vô  thường  cũng  như  quán  thọ  hay  quán thân vô thường vậy.
Hằng  ngày  quán  tâm  vô  thường  để  chúng ta  không  bị  kiến chấp  Linh hồn,  Phật  tánh thường hằng của tà giáo ngoại đạo. Và luôn nhờ có quán tâm vô thường nên từng tâm niệm sanh khởi chúng ta không bị dính  mắc và chắp đắm. Đây  là  tu  tập  Định Niệm  Hơi  Thở  câu  hữu  với Tứ Niệm Xứ.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  M ỘT

11- Quán  các  pháp  vô  thường tôi  biết tôi hít  vô; quán các pháp vô thường tôi biết tôi  thở  ra.  Đây  là  một  đề  mục  tu  tập  hơi  thở trong  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ  để   thấm  nhuần các  pháp  đều  vô  thường,  nhờ  thế  các  pháp  đến với chúng ta là chúng ta đều buông xả sạch, vì chúng ta hiểu:
‚Buông  xuống đi! Hãy buông xuống đi!

Chớ giữõ làm chi có ích gì?

Thở ra  chẳng lại còn chi nữa,

Các pháp vô thường buông xuống đi!


Đề mục này siêng năng tu tập khi đã thấm nhuần thì có ích lợi rất lớn, đó là nhìn  các pháp mà  không  dính  mắc,  không  chấp  trước.  Đây  là tu tập Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Tứ Niệm
Xứ

 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  H A I

12-  Quán  ly  tham   tôi  biết  tôi  hít   vô; quán ly tham  tôi biết tôi thở ra.  Theo lời đức Phật  dạy chỉ  cần từ  bỏ được tâm tham là  nhập vào Niết Bàn, chấm dứt tái sanh luân hồi. Như vậy   hằng   ngày   các   bạn   thường   tác   ý   câu:
‚Quán  ly tham tôi biết  tôi hít vô;  quán  ly tham tôi biết  tôi thở  ra‛.  Khi tâm  tham  đã được ly  ra thì tâm  chúng  ta  luôn  luôn  thanh thản,  an lạc  và  vô  sự.  Tâm  thanh  thản,  an lạc và  vô  sự  là  tâm  bất  động  trước  các  ác  pháp  và các cảm thọ.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  B A

13-  Quán  ly  sân   tôi   biết   tôi   hít   vô; quán ly sân tôi biết tôi thở ra.  Nếu một tâm sân  đã được   từ  bỏ  sạch  thì Niết  Bàn  ở   tại  đó. Chỉ  cần  chuyên  tu  tập  một  đề  mục  này  từ  bỏ được tâm  thì con đường  tu  của  Phật  giáo  đâu mấy  khó  khăn.  Phải  không  các  bạn? Đức  Phật đã  đem lời dạy  này  ra bảo  đảm  với  chúng  ta:
‚Điều   này  đã   được   Thế   Tôn   nói đến,   đã


được bậc A La  Hán nói đến. Và tôi đã được nghe. Này các Tỳ Kheo hãy từ bỏ một pháp, Ta  bảo  đảm  cho  các  Ngươi   không đi  đến lại  (tái  sanh).  Thế  nào  là  một  pháp?  Sân, này  các  Tỳ  kheo  là  một  pháp  các  Ngươi hãy   từ   bỏ.   Ta   bảo   đảm   cho  các   Ngươi không đi  tái sanh. Thế Tôn nói lên ý nghĩa này. Ở  đây, điều này được nói đến‛. Theo lời dạy  trên  đây  chúng  ta  chỉ  cần  tu  tập  một  đề mục  này  cũng  đủ   chứng  đạo   quả  giải  thoát, chấm  dứt  tái  sanh  luân  hồi  chỉ  trong  một  đời này mà thôi.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  B ỐN

14-  Quán  từ  bỏ  tâm  tham   tôi  biết  tôi hít  vô; quán từ bỏ tâm tham  tôi biết tôi thở ra.  Đề  mục  này  tu  tập  cũng  giống như  đề  mục
‚Quán ly tham…‛, nhưng ở  đây ‚Từ bỏ‛  mạnh hơn. Vậy khi tu tập ly được tâm tham thì chúng ta  lại  kế   tiếp  tu  tập  từ  bỏ  tâm  tham  thì lại thấm  nhuần  nhiều  hơn và  tâm  tham  sẽ  bịï  diệt
trừ.

 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  L Ă M

15- Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô;  quán từ  bỏ  tâm  sân  tôi  biết  tôi  thở  ra. Đề   mục  này  tu  tập  cũng  giống  như  đề  mục
‚Quán ly sân‛ nhưng ở  đây nó mạnh hơn là do


‚Quán từ bỏ tâm sân‛. Nếu người nào bền chí tu  tập,  chỉ  một  đề   mục  này  cũng  đủ  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  S Á U

16- Quán  đoạn  diệt  tâm  tham  tôi  biết tôi hít  vô; quán đoạn diệt tâm tham  tôi biết tôi thở ra.  Đề  mục tu tập này có một sự quyết liệt mạnh mẽ hơn những đề  mục trên vì ‚đoạn diệt  tâm  tham‛. Ở  trên chỉ có ‚ly‛ và  ‚từ  bỏ‛ mà thôi. Tại sao chỉ có tâm tham mà phải ba đề mục tu tập cẩn thận như vậy?
Kính  thưa các bạn! Tâm tham dục là một nguyên nhân sinh  ra muôn thứ khổ đau của loài người. Vì thế, nó rất quan trọng đệ nhất trong các pháp ác. Cho nên, tu tập tới đề mục này các bạn phải có  sự quyết  định mạnh mẽ  không thể lôi thôi với tâm tham dục được.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  B Ả Y

17- Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít  vô; quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra.  Đề  mục này cũng có một sự quyết  định cuộc   đời   tu  hành  của  mình   được hay  không được.  Nếu  một  người  tu  hành  mà  tâm  sân  còn thì có  nghĩa  lý  gì là  một  tu  sĩ. Phải  không  các bạn?


Sân là  một  tính rất  xấu  và  cực  ác, lúc sân nó có thể giết người  làm bất cứ một việc gì, lúc sân,  nó  cũng  không  sợ  bất  cứ  một  thứ  gì. Biết sự  nguy hiểm  của  tâm  sân  như vậy,  nên  chúng ta  quyết  liệt đoạn diệt  tâm  sân  tận  gốc  không còn để một chút xíu trong tâm. Phải chấm dứt ngay liền.  Chính  dứt được  tâm sân là  Niết  bàn ngay liền tại đây, đâu có xa gì?
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  T Á M

18- Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô; quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra. Đây  là  đề   mục  phá  tâm  si.  Các  bạn  phải  cố gắng tu tập với đề mục tu tập này cho nhuần nhuyễn. Khi tu tập đã nhuần nhuyễn thì không bao giờ  có  hôn  trầm  thùy  miên  và  vô  ký  đến thăm các bạn. Nếu các bạn tu tập chưa nhuần nhuyễn  thì các  bạn  sẽ  bị  hôn  trầm  thùy  miên đánh gục. Hôn trầm thùy miên là một pháp cực ác đối với những người hành theo Phật giáo.
 ĐỀ  M Ụ C  THỨ  M Ư Ờ I  C HÍN

19- Với  tâm  giải  thoát  tôi  biết  tôi  hít vô;  với  tâm  giải  thoát  tôi  biết  tôi  thở  ra. Đây  là  đề   mục  cuối  cùng  của  Định Niệm  Hơi Thở, khi tất cả các đề mục trên đều đã hoàn tất viên  mãn  thì đến  đề mục  này  là  tâm  bất  động hoàn  toàn  có  nghĩa  là  tâm  lúc  nào  cũng  thanh


thản, an lạc và vô sự tức là tâm ở  trạng thái không phóng dật. Xưa đức Phật đã xác định cho chúng ta biết trạng thái này là cứu cánh Niết Bàn: ‚Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật,  muôn  pháp  lành  cũng đều nơi đó sinh ra‛.



à


 GIỚI   HÀNH  THỨ    HAI  MƯ  ƠI   BA:

GIỚI HÀNH NHÃN CĂN


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống GIỚI HÀNH NHÃN CĂN nghiêm chỉnh  thì phải  thông  hiểu:  giới  đức,  giới  hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và
giới hành của giới hành nhãn căn là gì?

Giới đức, giới hành nhãn căn là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới  hạnh,  giới  hành  nhãn  căn  là  những lời dạy  về  Phạm  hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh thường thể hiện qua giới hành nhãn căn như: nói,  nín,  tiếp  giao  với  mọi  người,  v.v..  Những oai  nghi  tế  hạnh  như  vậy  được gọi  là  Chánh nghiệp.
Mỗi  con người  sanh  ra trên  đời  này  đều phải có đủ sáu căn đó là:
1/ Nhãn căn

2/ Nhĩ căn

3/ Tỷ căn

4/ Thiệt căn


5/ Thân căn

6/ Ý căn

Sáu căn này tức là mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý.
Hôm nay  chúng  ta  tu  học  về  giới  hành nhãn  căn.  Chúng  tôi  xin   giảng  dạy  về  phần này. Vậy tu tập về giới hành nhãn căn như thế
nào?

Trước khi muốn học về giới hành nhãn căn thì chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức  Phật  dạy  La Hầu La: ‚Này La Hầu  La, con nghĩ  thế  nào? Con mắt là thường hay là vô thường?
-           Bạch Thế Tôn là vô thường.

-           Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-           Bạch Thế Tôn là khổ.

-    Cái  gì vô  thường, khổ  chịu sự  biến hoại thời có hợp lý chăng, khi  quán cái ấy:
‚cái này là  của  tôi, cái  này là  tôi, cái  này
là tự ngã của tôi?‛.

-           Thưa không vậy, bạch Thế Tôn‛.

Cuộc vấn đáp giữa đức Phật và La Hầu La, chúng ta đã  rút ra được một bài học, từ sự quán xét  và  tư  duy của  mình  về  giới hành  nhãn  căn tức  là  con mắt.  Con mắt  của  ta  là  chất  duyên hợp: đất,  nước,  gió,  lửa  cấu  hợp  thành;  khi con


mắt  tan  rã  thì đất  trả  cho đất,  nước  trả  cho nước,  gió  trả  cho gió,  lửa  trả  cho lửa;  khi trả xong ta chẳng còn cái gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta nữa. Phải không các bạn?
Đủ   các   duyên   hợp   lại   thành   mắt;   hết duyên tan rã nó chẳng còn gì. Như vậy mắt đâu phải  là  ta,  của  ta,  bản  ngã  của  ta;  mắt  chỉ  là một  dụng cụ  của  nhân  quả  duyên  hợp  để  nhân quả  dùng  nó  tiếp  xúc  và  thấy  mọi vật;  do tiếp xúc và thấy mọi vật mới sinh  ra các cảm thọ; từ các  cảm  thọ  mới  sinh  ra dục  ái,  dục  ái  tức  là lòng ham muốn dính  mắc chấp trước của ta. Do sự dính mắc chấp trước của ta nên ta mới hiểu lầm lạc con mắt là ta, là của ta, là bản ngã của ta.  Do sự  lầm  chấp  như  vậy  mới  sinh  ra vô  số lậu  hoặc;  lậu  hoặc  tức  là  sanh,  già,  bệnh,  chết ưu bi sầu khổ từ kiếp này đến kiếp khác.
Mục  đích  của  giới  hành  tu  tập  này  là  để giúp ta hiểu đúng mọi sự vật như thật. Như vậy con mắt là vật vô thường là khổ đau. Đó là điều hợp lý mà không thể có ai chối cãi phủ nhận được. Phải không các bạn?
Khi học  tu  giới  hành  con mắt  ta  nên  in đậm  trong  trí và  quyết  chắc,  tin chắc  con mắt là vật vô thường là sự khổ đau, không phải của ta, là ta, là bản ngã của ta.



 GIỚI   HÀNH  THỨ    HAI  MƯ  ƠI   BỐ  N  :

GIỚI HÀNH SẮC TRỈN


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một  đời  sống   GIỚI   HÀNH   SẮC   TRẦN   nghiêm chỉnh  thì phải  thông  hiểu:  giới  đức,  giới  hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và
giới hành của giới hành sắc trần là gì?

Giới  đức giới  hành  sắc  trần  là  những  lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh, giới hành sắc trần là những lời dạy  về  Phạm  hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh thường  thể  hiện  qua giới  hành  sắc  trần  như: nói,  nín,  tiếp  giao  với  mọi  người,  v.v..  Những oai  nghi  tế  hạnh  như  vậy  được gọi  là  Chánh nghiệp.
Vậy  con mắt  để  làm  gì? Con mắt  dùng để trông  thấy  hình   sắc  của  các  pháp  trần.  Vậy pháp trần là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy lắng  nghe  đức  Phật  dạy  La  Hầu  La:  ‚Này  La


Hầu  La,   con  nghĩ  thế  nào?   Sắc   trần  là thường hay vô thường?
- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

- Bạch Thế Tôn là khổ.

- Cái  gì vô  thường, khổ,  chịu sự  biến hoại, thời có hợp lý chăng khi  quán cái ấy:
‚cái này là  của  tôi, cái  này là  tôi, cái  này
là tự ngã của tôi?‛.

- Thưa  không vậy, bạch Thế Tôn‛.

Tất cả pháp trần đều gồm có không ngoài sáu pháp:
1/ Sắc trần

2/ Thinh trần

3/ Hương trần

4/ Vị trần

5/ Xúc trần

6/ Pháp trần

Khi quán thấy sáu pháp trần này là vô thường,  là  khổ,  là  chịu  sự  biến hoại,  nó  không phải là ta, của ta, bản ngã của ta. Vậy ta còn ưa thích nó làm gì; nó là pháp khổ, mang đến khổ cho ta. Cho nên từ đây chúng ta phải có đôi mắt nhìn  thấy các pháp trần là thấy sự khổ đau; nó

Trưởng lão Thích Thông Lạc

chẳng  hạnh  phúc  gì  mà  chấp  nhận,  mà  dính mắc; cần phải tránh xa và thường nhắc tâm chớ nên ưa thích, phải từ bỏ, phải đoạn lìa.
Nhờ sự tu tập thấy biết sáu pháp trần này là pháp khổ đau nên quyết tâm xa lìa, từ bỏ, vì thế  chúng  ta  mới  đủ   can  đảm  sống   và  chấp nhận một đời sống ba y một bát, với tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, chẳng còn một pháp nào làm vướng bận tâm  ta.  Chùa  to,  Phật  lớn,  nhà  cửa  cao rộng, tiền bạc châu báu nhiều cũng không mê hoặc ta, cũng  không  làm  cho ta  ưa thích.  Danh  lợi dù cao sang tột đỉnh, ta xem như mây khói giữa hư không, như nước chảy qua cầu.
Hiểu thấu rõ các pháp trần không phải của ta,  là  ta,  là  bản  ngã,  thì ta  từ  bỏ  chúng  xa lìa chúng  dễ   dàng,  chẳng  bao  giờ  còn  nuối  tiếc, luôn luôn sợ hãi chúng. Cho nên, mỗi lần có ai cúng dường cho mình  một vật dùng gì, một món ăn gì hoặc tiền bạc y áo chúng ta đều sợ hãi, vì những  vật  đó  là  rắn  độc  sẽ  giết  ta  chết  trong giới luật, và làm ta mất đường đi đến sự giải phóng trong mặt trận sanh tử luân hồi.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là những pháp đáng lưu ý và cần phải tránh xa, từ bỏ. Là người  tu  sĩ  Phật  giáo,  ta  phải  sống  như  Phật


‚chứng  đạo  dưới  gốc  cây,  chết  nằm  dưới gốc   cây   mà chết‛.   Sống   được như  vậy  sắc, thinh, hương, vị,  xúc,  pháp  trần  mới  không  tác động tâm ta được.





 GIỚI   HÀNH  THỨ    HAI  MƯ  ƠI   LĂM  :

GIỚI HÀNH NHÃN THỨC


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống GIỚI HÀNH NHÃN THỨC nghiêm chỉnh  thì phải  thông  hiểu:  giới  đức,  giới  hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành của giới hành nhãn thức là gì?

Giới đức, giới hành nhãn thức là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.

Giới  hạnh,  giới  hành  nhãn  thức  là  những lời dạy  về  Phạm  hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh thường thể hiện qua giới hành nhãn thức như: nói,  nín,  tiếp  giao  với  mọi  người,  v.v..  Những oai  nghi  tế  hạnh  như  vậy  được gọi  là  Chánh nghiệp.

Trên đây, chúng ta đã học về Giới hành nhãn  căn.  Giới  hành  sắc  trần  và  tiếp  đến  là Giới  hành nhãn thức. Vậy giới hành nhãn thức như thế nào?

Trước  khi muốn  tu  học  về  giới hành  nhãn thức  thì chúng  ta  hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy


La  Hầu  La:  ‚Này  La Hầu  La, con nghĩ   thế nào,  nhãn  thức là  thường hay  là  vô thường?

-           Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-           Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-           Bạch Thế Tôn, là khổ.

-           Cái gì vô thường, khổ chịu sự biến hoại thời   có hợp lý chăng khi  quán cái ấy:
‚cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là bản ngã của tôi?‛.

-           Thưa không vậy, bạch Thế Tôn‛.

Đọc những đoạn kinh vấn đáp trên đây của đức  Phật  và  La  Hầu  La  chúng  ta  rút  ra được một  bài  pháp  tu  học  có  hiệu  quả  xả  tâm  ly  dục ly ác pháp diệt ngã, diệt tâm tham, sân, si, v.v.. dễ   dàng,  không  có  khó  khăn,  không  có  mệt nhọc, không có phí sức và kết quả giải thoát rất thực tế, rõ ràng, cụ thể.

Đoạn kinh này đức  Phật đã  xác định: “Nhãn thức (tánh thấy) là vô thường, là khổ là biến  hoại, không  thường  hằng,  di dịch,  thường thay  đổi”,  không  như  Đại  thừa  và  Thiền  Tông nghĩ nó là thần thức, là Phật tánh. Đoạn kinh này đã làm đảo lộn cái hiểu của Đại Thừa và Thiền  Tông mà  từ  xưa  đến  nay  cho thấy  cái



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!