Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-7



Hiện nay các bạn chỉ biết có  những bộ giới luật Ba La Mộc Xoa Đề của các Tổ biên soạn và gán  cho  Phật  chế.  Trong  những  bộ  giới  luật này, chỉ có những giới cấm, chứ trong đó không có  dạy  đức giới,  hạnh  giới  và  hành  giới,  do không  có  dạy  đức  hạnh  và  hành  giới  thì làm sao các bạn giác ngộ được Thánh giới uẩn được.
Giới uẩn là nền tảng căn bản đạo  đức tâm vô lậu, để  tu tập theo con đường giải thoát của đạo Phật. Thế mà những bộ giới luật của các Tổ thiếu  khuyết  như  vậy  làm  sao nói  lên  đủ  đức hạnh của một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ. Giới luật thiếu khuyết như vậy thì làm  sao giúp  cho bốn  giới   đệ tử  Phật  thông
suốt.

‚Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật  mất là  Phật  giáo  mất‛, đó  là bản tuyên ngôn  của  Phật  giáo  đã  xác  định tinh thần  đạo đức rất đúng, không còn ai dám thay đổi. Cho nên,  hiện  giờ  muốn  chấn  chỉnh  lại  Phật  giáo, là  nên  chấn  chỉnh  lại  toàn  bộ  giới  luật,  nên triển khai toàn bộ giới luật đức hạnh, có nghĩa là  phải  dựng  lại  những  Phạm  hạnh  mà  ngày xưa chúng Tỳ kheo đã từng sống những Phạm hạnh như vậy dưới thời đức Phật.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Khi đã  giác  ngộ  và  chứng  đạt  Thánh  giới thì nhất  định không  còn  trôi  lăn  trong  biển sanh  tử  nữa.  Đó  là  đức  Phật  đã  dạy  như  vậy, các  bạn  hãy  lắng  nghe:  ‚Này  các  Tỳ  kheo, chính  vì  không giác   ngộ   và   chứng đạt Thánh giới  mà  Ta  và  các  ngươi   lâu  đời phải trôi lăn trong biển khổ sanh tử‛.
Đúng  vậy,  nếu  chúng  ta  sống  đúng   giới luật không làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai  thì làm  sao còn  trôi  lăn  trong  biển  khổ sanh tử luân hồi được. Phải không các bạn?
Vì  ngay  trong  cuộc   sống   mà  sống   đúng giới  luật  thì làm  sao có  làm  khổ  mình,   khổ người,  khổ  cả  hai,  nếu  không  làm  khổ  mình, khổ  người  và  khổ  cả  hai  thì còn  đâu  là  biển sanh tử nữa. Biển sanh tử đã bị diệt mất khi chúng ta sống đúng  Thánh giới. Cho nên, lời di chúc cuối cùng của đức Phật là để  xác định cho các bạn thấy rằng chỉ có giới luật là pháp môn quan trọng  nhất  của  Phật  giáo  mà  thôi.  Tám lớp học (Bát Chánh Đạo) mà hết bảy lớp tu học về giới luật, chỉ có một lớp tu định và ngay khi nhập   định  là   triển  khai   trí tuệ  Tam  Minh trong lớp đó. Như vậy xét thấy Thánh định, Thánh tuệ và Thánh giải thoát chỉ có một lớp học mà thôi.



Bởi vậy, trên Tứ Niệm Xứ các bạn giữ gìn giới  luật  nghiêm  túc  đừng  để vi phạm một  lỗi nhỏ  nhặt  nào,  thì ngay đó  là  các  bạn  đã  được giải thoát tâm vô lậu, tuệ vô lậu.
Kính  thưa các bạn! Vì giới luật lợi ích cho đời sống tu tập theo Phật giáo như vậy, nên chúng   tôi   cố   gắng   ngày   đêm   biên   soạn   bộ Thánh giới uẩn Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ,  để các bạn tu hành không còn sai lạc  vào  pháp  môn  của  ngoại  đạo.  Bộ  giới  uẩn này  ra đời  chậm  trễ  là  do chúng  tôi  phải  làm quá  nhiều  việc,  nên  xin  các  bạn  vui  lòng  chờ đợi. Chúng  tôi  sẽ  cho ra mắt  các  bạn  bộ  Giới uẩn này sớm chừng nào tốt chừng nấy.
Tóm  lại,  Thánh  giới  uẩn  rất  quan  trọng trong việc tu hành theo Phật giáo để tìm cầu sự giải thoát  ra khỏi  mọi sự khổ  đau của  cuộc đời này duy chỉ có giới luật đức hạnh là trên hết. Nếu ai tu hành theo Phật giáo mà còn vi phạm giới  luật  thì xin  các  bạn  hãy  trở  về  đời  sống thế  tục  đừng  mặc  chiếc  áo  tu  sĩ  mà  làm  hại Phật giáo rất tội nghiệp, mong tất cả mọi người suy xét con người làm hư Phật giáo, chứ Phật giáo là nền đạo  đức nhân bản của con người, nó không  phải  là  một   tôn  giáo  của  một   nhóm người nào mà của chung nhân loại.



KINH SÁCH ĐẠI THỪA KHƠNG PHÂI PHẬT THUYẾT


LỜI PHẬT DẠY

‚Này các Tỳ kheo! Có thể có Tỳ kheo nói: ‚Này  Hiền  giả,  tôi tự  thân  nghe từ miệng Thế  Tôn,  tự  thân lãnh  thọ như vậy là pháp, như  vậy là luật, như  vậy là lời dạy của vị  Đạo  sư‛. Này  các  Tỳ  kheo, các  Ngươi   không nên  tán  thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ kheo ấy. Không  tán  thán, không hủy  báng,  mỗi mỗi  chữ,  mỗi  mỗi  câu,  cần  phải  được học hỏi   kỹ  lưỡng  và  đem  so  sánh  với kinh,  đối   chiếu với   luật.   Khi  đem   so sánh  với  kinh đối  chiếu với  luật,  nếu chúng  không phù  hợp với  kinh, không tương  ưng với luật thời các ngươi  có thể kết luận: ‚Chắc chắn những lời này không phải  là  lời  của  Thế  Tôn  và  Tỳ kheo ấy đã thọ giáo sai lầm‛.

Â


Và này các Tỳ kheo, các ngươi  hãy từ bỏ chúng; khi  đem so sánh với kinh, đem  đối  chiếu với  luật  và  nếu  chúng phù  hợp với  kinh, tương  ưng  với  luật, thì các Ngươi có thể kết luận: ‚Chắc chắn những lời dạy này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh‛.  Này  các  Tỳ  kheo như vậy là đại giáo pháp thứ nhất, các ngươi hãy thọ trì‛.
(Kinh Trường Bộ tập 1 trang 618, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:
Trước  khi vào  Niết  Bàn  đức   Phật  đã biết chắc người đời sau sẽ kiến giải, tưởng giải làm  sai  lệch  giáo  pháp  của  mình,  nên  Ngài  đã di chúc lại những lời sau cùng này để  chúng ta
cẩn thận đối chiếu với kinh sách Nguyên Thủy
và kinh sách Đại Thừa, Khi đối chiếu chúng ta mới  nhận  xét  kinh sách  Nguyên  Thủy  dạy đạo đức làm Người làm Thánh, đó  là ‚Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành‛ hoặc ‚Ngăn ác   diệt   ác   pháp,   sinh   thiện tăng   thiện




pháp‛,  còn  kinh sách  Đại  Thừa  dạy:  ‚Cúng bái   cầu   siêu,   cầu   an,   tụng  kinh,  niệm Phật, niệm chú, ngồi thiền ức chế tâm, lạy hồng danh  sám hối cho tiêu tội v.v..‛. Như vậy kinh sách Đại Thừa dạy mê tín, sống trong thế   giới   ảo   tưởng   (Niết  Bàn,   Cực   Lạc   Tây Phương).
Đem giới  bổn  Ba La  Mộc  Xoa Đề  của  các Tổ   ra  đối   chiếu  với  giới  kinh của  Phật,  thì chúng ta thấy giới bổn không phù hợp, không tương  ưng với  giới kinh một  bên  thì ngăn  cấm như  pháp  luật,  không  đúng  với  tinh thần  tự giác,  tự  nguyện  của  đạo  Phật.  Còn  giới  kinh dạy đạo đức làm Người làm Thánh để tâm hoàn toàn  vô  lậu  và  đúng  theo  tinh thần  tự  giác  tự nguyện không có bắt buộc, không có khuyến dụ, không có mua chuộc. Cho nên, giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề  và  kinh sách  Đại  Thừa  chắc  chắn không phải Phật thuyết, do các Tổ chịu ảnh hưởng kinh Vệ Đà của Bà La Môn biên soạn ra, nên không phù hợp và không tương ứng với những lời Phật dạy. Đúng vậy khi đem ra so sánh chúng ta thấy rằng kinh sách Đại Thừa không phải Phật thuyết 100%. Cho nên, những lời di chúc cuối cùng của đức Phật đã dạy chúng ta  phải  cân  nhắc  kỹ  lưỡng  để  không  bị  những



kiến giải, tưởng giải của các Tổ  lường gạt. Như vậy, rõ ràng đức Phật đã biết trước, sau này các Tổ   sẽ  làm  sai  lệch  kinh sách  Phật,  cho nên Ngài  đã  chuẩn  bị  cho người  đời  sau còn  có  chỗ dựa vững  chắc  để  loại  trừ  những  tà  pháp  của ngoại đạo  đang pha trộn trong giáo pháp Nguyên Thủy của Phật.
Đọc  đoạn kinh này  các  bạn  còn  nghi  ngờ chúng  tôi  nói  kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền Tông sai nữa không?
Những  Giáo  pháp  phát  triển  sau thời  đức Phật đều mang tính trừu tượng, mơ hồ, mê tín, ảo tưởng, không thực tế, nó được truyền thừa từ nước này sang nước khác, trong một thời gian khá dài trên 2000 năm. Cho nên, những kinh sách này được kết tập bởi những người tu hành chưa chứng đạo, thành một tạng kinh xô bồ không biết bài kinh nào tu trước, bài kinh nào tu  sau. Trong  khi giáo  lý  của  Phật  giáo  được chia ra làm  8 lớp học và  ba cấp  rõ  ràng,  nó là một chương trình giáo dục đào tạo con người có đầy đủ đạo  đức nhân bản - nhân quả, xây dựng lại   cuộc   sống   của   con  người   mà   mọi   người không còn làm khổ cho nhau nữa, biến thế gian này thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc.



Kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh. Bốn  lần  đức  Phật  đã  nhắc  nhở  chúng  ta phải  căn  cứ  vào  những  ‚Lời  Phật  Dạy‛  (trong kinh Nguyên  Thủy),  phải  đối  chiếu  với  luật  và nếu  không  phù  hợp  với  kinh, không  tương  ưng với  luật  của  Phật  thì chắc  chắn  kinh sách  này không phải của Phật  thuyết  và  những Tỳ  kheo ấy đã tu tập giáo pháp sai lầm.
Do  sự  so sánh  này  chúng  ta  có  thể  xác định đươc các  tu  sĩ  qua Giới  đức,  Giới  hạnh, Giới  hành  nơi  tứ  sự  hàng  ngày  của  họ:  Ăn, mặc,  ở,  đau bịnh và  chùa  chiềng  cúng  tế…  thì biết chắc chắn là họ đã  tu đúng Phật pháp hay chưa!
Các  Thầy  xa xưa người  trước tu sai, người sau sai  và  người  ngày  nay cũng  đều  tu  tập  sai hết.  Tu sai  mà  không  ai  biết  để  chỉ  chỗ  mình đã sai, nên kéo dài sai nhiều thế hệ. Thật đáng xót  xa!  Vì  ai  đã   vào  đường  tu  rồi  lại  chẳng quyết xả thân để  tìm sự giải thoát là thân tâm được thanh thản, an lạc, vô sự! Nhưng  thật oái oăm  thay:  Sợ  ở   ngoài  đời  bị  vật  chất  ngũ  dục lôi  kéo  đắm  nhiễm  –  rối  ren,  bon chen, danh lợi. Nên tìm đến cửa chùa tu thời gian lên chức Trụ  trì, Thượng tọa,  được thiên  hạ  cung phụng cúng dường là liền bị chùa to phật lớn, bổn đạo



đưa đón, thỉnh mời, cầu siêu, cầu an, trai đàn, chẩn tế, suốt tháng quanh năm – rối rắm trăm bề..., thân tâm không có một phút giây thanh thản thì làm sao quí Thầy giải thoát được thân tâm có an lạc, vô sự!!!
Ngày  nay,  chúng  tôi  may  mắn  hơn  đã  tu tập  từ con đường giới  luật, xây dựng mình  một nền  đạo  đức sống  không  làm  khổ  mình,  không làm  khổ  người  và  không  làm  khổ  cả  hai.  Nhờ thế chúng tôi ly dục ly ác pháp hoàn toàn và đã thành tựu con đường giải thoát của Phật giáo chân thật.
Sau  khi  tu   hành   xong,   nhờ   có   kinh nghiêm trong tu hành. Chúng tôi căn cứ vào những lời của Phật dạy trong kinh nguyên thủy đem chú giải rõ đường lối tu hành đúng với Chánh pháp của đức Phật để đời  sau không còn lầm  lẫn  những  kinh sách  tưởng  giải  của  các nhà  học  giả  đã   biên  soạn  sau thời  đức  Phật nhập  diệt,  đưa vào  tam  tạng  rồi  mạo  danh  là kinh Phật  thuyết  để  lừa  đảo  tín đồ  Phật  giáo. Do đó,  các  đời  sau tu  hành  sai  pháp  và  truyền thừa tu mãi cái sai, nên chẳng có Thầy Tổ  nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.  Vì  thế,  khi tu  hành  chưa chứng  đạo  các Ngài  kết  tập  kinh sách  Phật  không  đủ  khả



năng soạn thảo chương trình giáo dục theo tám lớp (Bát Chánh Đạo), ba cấp (Giới, Định, Tuệ) nên kết tập kinh sách xô bồ không thứ lớp. Bài kinh  trước,  bài  kinh  sau  không  rõ  ràng  và không triển khai nổi giới đức, giới hạnh, giới hành  cùng  ba muơi  bảy  pháp  hành  không  cụ thể, thực tế và rõ ràng như trên đã nói.
Đến  ngày  nay chúng  tôi  quyết  định chấn chỉnh lại bộ giới luật đức hạnh Thánh Tỳ kheo Tăng,  Thánh  Tỳ  kheo Ni và  Thánh  Cư sĩ.  Sau cùng, nếu có đủ thời gian chúng tôi biên soạn giáo trình tu tập cho tám lớp (Bát Chánh Đạo) để  thành lập chương trình giáo dục đào tạo bậc A La Hán (vô lậu).
Nhờ những bài kinh Nguyên Thủy này chúng  tôi  chỉ  thẳng  cho  các  bạn  biết  những kinh sách  nào  sai, từ  chỗ  sai  đó  chúng  tôi  mới dựng lại  những  gì của  Phật  giáo  đã  bị  các  nhà học giả sau này (không người tu chứng để  triển khai  nổi  pháp  của  Phật)  ném  bỏ;  nhờ  những bài kinh này chúng tôi quyết định vạch trần những  kiến  chấp  sai  lầm  của  các  học  giả,  để may  ra các  bạn  giác  ngộ  được những  lời  dạy chân  thật  của  Phật  và  xả  bỏ  những  kiến chấp sai lầm của mình;  nhờ những bài kinh này giúp các bạn sáng suốt để thấy những tưởng giải của



các  nhà  học  giả  không  tu  đã  làm  hư hoại  biết bao nhiêu thế hệ con người tu theo Phật giáo hiện  nay;  nhờ  những  bài  kinh này  chúng  tôi chú  giải  các  bạn  mới  thấy  những  lời  chúng  tôi là chân thật không dối người, không phỉ báng các  Tổ,  mà  chỉ  nói  lên  một  sự  thật  cách  đây trên  2000 năm  chưa bao giờ  có  một  người  nào dám nói thẳng nói thật. Phải không các bạn?
Đây   cũng   là   một   nhân   duyên,   là   một phước  báo  lớn  của  chúng  sanh,  cho các  thế  hệ mai sau. Vì vậy, hôm nay mới có một cuộc chấn chỉnh  giáo  pháp  của  Phật  giáo  vĩ  đại  như  thế
này.

Vì Phật pháp là một lợi ích rất lớn cho chúng  sanh,  nên  chúng  tôi  không  ngại  gian khổ, quyết tâm làm cho bằng được. Nhưng sự thành công ấy đều phải nhờ sự đoàn kết của Tăng,  Ni và  Cư sĩ  bốn  phương. ‚Một cây  làm chẳng  nên  non,  ba  cây  chụm  lại  nên  hòn núi  cao‛, chắc chắn cái đúng sẽ thắng cái sai, và cũng đến lúc cái sai phải được buông xuống. Phải không các bạn?
Tóm  lại,  cái  đúng  không  ai  diệt  nó  được, nó sẽ  được trường tồn với loài người mãi mãi.





TẠI SAO ĐỨC PHẬT BIẾT NẤM ĐỘC MÀ LẠI ĂN


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Cunda ăn mộc nhĩ còn lại Ngươi  hãy đem chôn vào một lỗ. Này Cunda,  Ta   không thấy một  ai,  ở    cõi Trời   cõi   Người,   ở     Ma   giới,   ở     Phạm thiên giới  không một  người  nào  trong chúng  Sa  Môn và  chúng  Bà  La   Môn giữa  những  Thiên Nhân, món  ăn  mộc nhĩ  này  mà  có  thể  tiêu  hóa được,   trừ
Như  Lai‛.
(Kinh Trường Bộ tập 1 trang 624, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:

Đọc đoạn kinh này chúng ta xét thấy có hai điều vô lý:
1- Người  thợ  rèn  Cunda nấu  món  ăn  mộc nhĩ chưa bao giờ ăn mà lại dám đem dâng cúng



Phật  và  chúng  Thánh  Tăng.  Đó  là  vô  lý  thứ nhất. Ai đã soạn câu này và viết vào kinh sách Nguyên  Thủy  để  hủy  báng  Phật,  Pháp,  Tăng, để  làm  kinh sách  Phật  mất  hết  ý  nghĩa  chân thật  của  nó.  Một  sự  giả  dối  không  thể  nào  tha thứ  được. Một  món  ăn  chưa từng  ăn  mà  dám cho người khác ăn, chỉ đó  là món thuốc độc mà
thôi.

2- Đạo  Phật  là  đạo  trí tuệ,  chuyển  nhân quả  khi biết  nấm  độc  mà  ăn  là  không  trí tuệ, nhất là đức Phật biết là nấm độc không cho chúng Tỳ kheo ăn mà mình  lại ăn là điều vô lý thứ  hai.  Nhất  là  đức  Phật  là  người  đã  thông suốt luật nhân quả. Luật nhân quả là một đạo luật  được chuyển  hóa  bằng  thiện  pháp.  Cuộc đời tu hành của Phật đã  chứng đạo tức là Ngài đã sống  toàn  thiện.  Người  sống  toàn  thiện  là người đã chuyển hoá được nhân quả. Cho nên, đối với thân nhân quả của đức Phật Ngài làm chủ  hoàn  toàn,  muốn  sống   chết  đều   theo  ý muốn của Ngài. Cho nên, Ngài dạy: ‚Này Ananda, những ai đã tu Bốn Thần Túc, tu tập  nhiều  lần,  thật  lão  luyện,  thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn, người ấy có thể sống một kiếp  hay  phần  kiếp  còn  lại.  Này  Ananda, nay  Như  Lai đã  tu Bốn  Thần Túc,  tu  tập



nhiều  lần,  thật lão  luyện,  thật chắc  chắn, thật bền  vững,  điêu  luyện,  thiện xảo,  này Ananda, nếu  muốn  Như   Lai có  thể  sống đến  một kiếp  hay phần  kiếp  còn  lại‛.  (Kinh Trường Bộ tập I trang 586 kinh  Đại Bát Niết Bàn). Đức  Phật  có  đủ  khả  năng  làm  chủ  nhân  quả như  vậy  mà  lại  ăn  nấm  độc  để  chịu  bệnh  kiết lỵ ra máu  mà  chết,  thì thật  là  một  điều  vô  lý hết  sức.  Làm  chủ  nhân  quả  mà  để   cho nhân quả làm chủ mình  thì thật là vô lý. Đoạn kinh này  là  do người  sau không  biết  luật  nhân  quả chuyển hóa; không thông năng lực của Tứ Thần Túc  của  Phật  giáo,  nên  xen đoạn kinh này  để che đậy sự tu hành không làm chủ sanh, già, bệnh,  chết  của  mình  đối  với  tín đồ   ‚Chẳng muội nhân quả‛ chứ không làm chủ nhân quả được.
Theo chúng tôi biết chắc chắn đoạn kinh này  là  do các  Tổ  thêm  vào  để  dựng lên  thuyết nhân  quả  định mệnh,  tức  là  nhân  quả  cố  định không thay đổi được,  đó  là để  chỉ rõ pháp môn Đại  Thừa  và  Thiền Tông không  làm  chủ  sanh, già,  bệnh,  chết,  nó  là  một  loại  thiền  ức  chế tâm, chứ không phải là thiền xả tâm, vì thế càng tu càng chạy theo danh lợi và dục lạc thế gian.



Nếu đúng nhân quả  là  định mệnh thì đạo Phật không bao giờ tuyên bố làm chủ sanh, già, bệnh, chết, và không dạy người tu tập  ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện. Vì không chuyển hóa được nhân quả nên đạo Phật không ra đời, vì ra đời có làm lợi ích gì cho ai.
Nếu đúng nhân quả định mệnh thì đạo Phật  không  bao giờ  có  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ và Tứ Thánh Định.
Đối  với  đạo  Phật  do vô  minh  mà  có  nhân quả,  thiện  ác,  khổ  đau;  do  vô  minh  mà  con người  mới  chạy  theo  dục mới  tạo  ra muôn  vàn sự  khổ  đau. Vì thế,  đạo  Phật  ra đời dạy người giới  luật  và  trí tuệ:  “Giới  luật  ở   đâu  thì trí tuệ  ở  đó,    trí tuệ  ở   đâu  thì  giới  luật  ở   đó. Giới  luật  làm  thanh tịnh  trí tuệ,  trí tuệ làm  thanh tịnh giới  luật‛.  Đó  là  những  đức hạnh  bằng  giới  luật  và  tri kiến  của  con người làm chủ nhân quả theo đúng những pháp hành Tứ  Niệm  Xứ  và  Tứ  Thánh  Định. Các  nhà  học giả  đã  phỉ  báng  Phật  trong  đoạn kinh này  và còn phỉ báng đệ tử của Ngài là ngài Mục Kiền Liên, một  vị  đệ  tử  đã  tu  chứng  quả  A La  Hán có  đầy  đủ  thần  thông  mà  đức  Phật  thường  ca ngợi ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông thế  mà  bị  ngoại  đạo  đánh  chết  thì không  còn chỗ  nào  phỉ  báng  Phật,  Pháp,  Tăng  hơn  là



kinh sách  phát  triển  do  các  Tổ   Bà  La  Môn khéo léo xen vào từng đoạn kinh Phật để xuyên tạc phá hoại chánh pháp của đức Phật.
Ở  đây  chúng tôi xin  nhắc lại để  thấy  một sự vô lý hết sức: Người thợ rèn Cunda chưa bao giờ  ăn  nấm  này,  nếu  đã  ăn  thì ông  đã  chết,  vì là nấm độc như đức Phật đã  nói: ‚Này Cunda, Ta  không thấy một  ai, ở    cõi  Trời,  cõi Người,   ở      Ma   giới,   ở      Phạm   thiên  giới, không  một người nào trong chúng Sa Môn và  Bà  La  Môn giữa  những  Thiên Nhân, món ăn mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được”.
Khi một  món  ăn  chưa bao giờ  mọi  người ăn  mà  đức  Phật  dạy:  ‚Này  Cunda, loại  mộc nhĩ  đã  soạn  sẵn,  hãy dọn cho Ta,  còn  các món ăn khác đã soạn sẵn loại cứng loại mềm, hãy dọn cho chúng Tỳ kheo‛.
Nếu người thợ rèn Cunda nghe lời dạy này thì phải nghi ngờ và tự hỏi: ‚Tại  sao Phật không cho chúng Tỳ kheo ăn thứ mộc nhĩ này?‛.  Khi đã  có  câu  hỏi  như  vậy  thì Cunda liền đem món đồ ăn này xem lại.
Khi nghe đức Phật nói như vậy, Ông ta lại dồn  món  ăn  mộc  nhĩ  này  chỉ  có  đức  Phật  ăn mà  thôi,  thì thật  là  vô  lý.  Đây  là  sự  vô  lý



không   thể   tha   thứ   được. Có   đúng   như  vậy không các bạn?
Về   phần   đức   Phật   là   một   người   tượng trưng  cho trí tuệ,  Ngài  dựng  lên nền  đạo   đức nhân  bản  -  nhân  quả,  sống   không  làm  khổ mình, khổ người và khổ cả hai mà lại ăn nấm độc để làm khổ mình và gây hoang mang dao động cho chúng Tỳ kheo, nhất là làm cho người thợ rèn Cunda sẽ ăn năn hối hận suốt đời, nếu biết  đức Phật vì thọ thực nấm của ông cúng dường mà chết.
Trong  khi đức  Phật có đủ  khả  năng tự tại trong sanh tử, muốn chết hồi nào là chết được ngay liền, chết trong khi thân không có một chút bệnh khổ. Chính đức Phật là người chết không vì bệnh đau mới đúng nghĩa của đạo giải thoát.  Cho nên  ở   đây,  người  đời  sau đã  thêm vào  những  đoạn  kinh làm  mất  ý  nghĩa  giải thoát của Tứ Niệm Xứ.
Điều vô lý nhất là đức Phật biết nấm độc mà  lại  ăn  vào  chết  trong  đau bệnh  kiết lỵ ra máu.  Bệnh  kiết  lỵ ra máu  trong  tuổi  già  như Phật thì khổ sở biết là dường bao.
Cho nên, thật vô lý đạo Phật là đạo tự tại trong sanh tử, cớ sao đức Phật lại phải ăn nấm độc   để  bệnh  rồi  chết,  chết  một  cách  đau khổ



như vậy? Mục đích đạo Phật ra đời là giúp cho con người sống chết tự tại an vui, chết không phải vì bệnh. Vậy ai là người đã viết đoạn kinh này,  người  ấy  phải  chịu  những  tội  lỗi  rất  lớn đối với Phật giáo.
Đạo Phật vốn không làm khổ mình, khổ người,  sao Phật  lại  làm  khổ  Phật,  làm  khổ người  như  vậy?  Thì  nền  đạo   đức  nhân  bản  - nhân quả không làm khổ mình, khổ người của Phật giáo đâu còn có nghĩa gì đối với người đời sau nữa. Đây là một đoạn kinh mà các Tổ dùng để diệt  Phật giáo. Các bạn có biết không?
Điều vô lý  thứ hai  là  đức  Phật, một  người có đại trí tuệ, đại giác ngộ. Đại trí tuệ, đại giác ngộ  sao lại  ăn  nấm  độc  để  bệnh  mà  chết,  thì trí tuệ đó đâu còn là trí tuệ nữa, nó là vô minh. Phải không các bạn?
Các bạn bảo rằng đó là nghiệp nhân quả đời trước của đức Phật, ngày nay đức Phật phải trả.  Các  bạn đừng  nói  vậy,  nói  như  vậy  là  các bạn không hiểu đạo Phật. Đạo Phật là đạo chuyển nhân quả như trên đã nói. Do chuyển nhân  quả  mới  làm  chủ  được sanh,  già,  bệnh,
chết,

Chuyển  nhân  quả  nên  đức   Phật  mới  có đầy đủ  trí tuệ thấy biết loại mộc nhĩ ăn vào sẽ



chết,  cho nên,  mới  cản  ngăn  không  cho chúng
Tăng ăn.

Tại sao đức Phật không bảo Cunda bỏ những thực phẩm có nấm độc này đừng cho mọi người  ăn  trong  đó  có  cả  đức  Phật.  Chỉ  cần  bảo như  vậy  thì đức  Phật  mới  là  người  trí tuệ  và thể hiện đạo  đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai.
Tu như  Phật  đã  làm  chủ  được nhân  quả, làm  chủ  được đau bệnh.  Như  đoạn kinh trên nói  đức  Phật  đau  gần  như  chết,  thế  mà  đức Phật đẩy lui  được bệnh khổ ra khỏi thân trong sức  tỉnh  giác  chánh  niệm  của  pháp  môn  Tứ Niệm Xứ. Làm chủ bệnh được như vậy, thế mà món   thực   phẩm   nấu   với   loại   nấm   độc   này không đổ bỏ đi được sao?
Người  tu  hành  chưa  chứng  đạo   đọc  đến đoạn kinh này  họ  có  nhiều  nghi  vấn  nhưng không  biết  hỏi  ai  mà  thôi.  Nếu  hỏi  các  Thầy Đại Thừa  và  các Thiền Sư Đông Độ  thì họ bảo rằng: ‚Chẳng muộïi nhân quả‛ như Tổ Bách Trượng đã  dạy: ‚Trong câu chuyện Bách Trượng dã hổ‛.
Tóm  lại,  đoạn kinh này  do  các  Tổ  biên soạn  viết  ra để  thêm  vào  trong  kinh Đại  Bát Niết  Bàn thuộc kinh sách Nguyên Thủy  để  nói



lên  thuyết  nhân  quả  định mệnh  là  của  Phật giáo Đại Thừa. Nhưng thuyết nhân quả định mệnh  này  là  của  Bà  La  Môn  Ấn  Độ   và  của Thiền Tông Trung  Hoa. Người tu hành dù  có chứng đạo cũng không làm chủ nhân quả chỉ chẳng muôïi nhân quả mà thôi.
Do không hiểu luật nhân quả thiện pháp chuyển ác pháp nên tưởng ra thuyết định mệnh nhân quả, khiến  cho biết bao nhiêu  người  hiểu sai lạc.
Vì hiểu như vậy nên các Tổ mới biên soạn viết  đoạn kinh trên  đây  để  thêm  vào  làm  cho sáng tỏ thuyết định mệnh, nhưng không ngờ vô tình lại phỉ báng Phật.
Tóm lại, đoạn kinh trên đây không phải Phật  thuyết  mà  do  các  Tổ  thuyết.  Cho  nên, đoạn kinh này  hoàn  toàn  mâu  thuẫn  với  tinh thần giáo pháp của Phật. Xin  các bạn lưu ý mà hãy cảnh giác những đoạn kinh như vậy thường xen vào kinh sách Nguyên Thủy để dìm Phật giáo.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!