Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-15

Â


thấy  một con rắn nước lớn  và  người  đó bắt  con rắn ấy  ở   lưng  hay  ở   đuôi, con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó  nơi tay,  nơi  cánh  tay  hay  ở   một  phần  nào khác nữa của cơ thể và người đó  có thể do nhân này  mà bị chết hay  bị  đau  khổ gần như  muốn chết. Vì  sao vậy? Chư  Tỳ kheo, vì nắm bắt con rắn sai lệch. Cũng vậy này các Tỳ kheo, ở  đây một số người ngu  si  học pháp...  Chư  Tỳ  kheo  vì sự chấp thủ các pháp sai lạc‛.
(Kinh Trung  Bộ tập I trang 303, kinh Dụï Con Rắn)


CHÚ GIẢI:
Kinh sách Phật thuyết chỉ có những người  tu  chứng  mới  hiểu  nghĩa  lý  cụ   thể  rõ ràng. Tại sao vậy?
Phật là người tu chứng đạo, Ngài thuyết pháp  là  nói  pháp  chứng  đạo, cho nên  người  có chứng đạo mới hiểu nghĩa, còn những người tu chưa chứng  thì không  bao giờ  hiểu  được, do đó có một  số người  chưa có kinh nghiệm tu chứng đạo,  cứ  ở    trên  chữ  nghĩa  kinh sách  của  Phật

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


mà thuyết giảng khiến cho mọi người hiểu biết sai  lạc  rất  lớn.  Do sự  hiểu  sai  lạc  rất  lớn  này mới tưởng giải thành những bộ kinh phát triển Đại  Thừa  Phật  giáo.  Cho nên,  kinh sách  phát triển Đại Thừa Phật giáo là những kinh sách tưởng do các Thầy Tổ tu hành chưa tới  đâu, do sự tham danh, đắm lợi biên soạn và viết ra những kinh sách này làm sai lạc ý nghĩa của Phật giáo.
Cho nên, bài kinh Ví Dụ  Con Rắn để  mọi người  cảnh  giác  về  kinh sách  Đại  Thừa.  Nó  làø một  loại  kinh không  phải  Phật  thuyết,  do các Tổ hiểu chữ nghĩa sai lạc biên soạn viết ra. Khi tu  hành  những  pháp  này  giống  như  người  bắt rắn  mà  không biết cách thức bắt  rắn nên nắm lưng và đuôi rắn, chắc chắn sẽ bị rắn cắn chết. Giáo  pháp  Đại  Thừa  tu  tập  cũng  vậy.  Cũng giống như người bắt rắn. Cho nên, các Thầy tu tập  theo  Đại  Thừa  tuy  có  quyết  tâm  tu  tập, nhưng không thấy thầy nào tránh khỏi bệnh, làm  chủ  bệnh,  có  người  tu  tập  bị  loạn  thần kinh,  điên   khùng,   mất   trí  nhớ,   rất   là   tộâi nghiệp. Như trong kinh dạy: ‚Những pháp ấy vì nắm giữ  sai  lạc,  nên  đưa  họ đến  bất hạnh, đau khổ lâu dài‛.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Còn  một  số  tu  sĩ  theo  Phật  giáo  tu  học nhưng  không  cầu  giải  thoát  mà  chỉ  cầu  danh, cầu lợi. Vì thế, họ không có tu hành gì, chỉ lo nghiên cứu kinh sách để  lấy đó  chỉ trích người khác,  thích  biện  luận  hơn  thua.  Các  bạn  có thấy các Thầy Đại Thừa thường sống như vậy không?
Đây các bạn hãy nghe đức Phật dạy: ‚Họ học pháp  chỉ   vì  lợi  ích  muốn  chỉ   trích người khác, chỉ vì lợi ích khoái khẩu biện luận‛.  Các  bạn  có  thấy  không?  Lời dạy  trên đây  của  Phật  rất  đúng,  người  ta  tu  học  theo Phật  giáo  là  để   khoái  khẩu  biện  luận  và  chỉ trích người này, người khác.
Kính  thưa  các  bạn!  Khi tu  học  chúng  ta chọn lấy  những  pháp  môn  nào  mà  đã  có  người tu chứng thật sự, làm chủ được  sự sống chết thì các  bạn mới  theo  tu  học,  còn  những  pháp  nào chỉ lý thuyết suông mà chưa có người nào tu chứng thì nên cảnh giác những loại pháp đó, nó là  pháp  như  con rắn  độc,  nó  sẽ  cắn  các  bạn
đấy!

Các  bạn  hãy  nghe đức  Phật  dạy: ‚Vì sao vậy?  Chư  Tỳ  kheo  vì nắm bắt  con rắn  sai lạc,  nên  bị  nó  cắn.  Cũng  vậy,  này  các  Tỳ kheo. Ở  đây một số người ngu si học pháp…

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Chư  Tỳ  kheo  vì bị  chấp  thủ  các  pháp  sai lạc, nên đưa  họ đến bất hạnh, đau  khổ lâu dài‛.
Tu hành đã  không giải thoát mà còn bệnh tật khổ đau.
Bài  kinh Dụ  Con  Rắn  là  một  bài  kinh cảnh  giác  các  bạn, khi muốn  tu  tập  một  pháp nào  thì các  bạn  phải  nghiên  cứu  cho kỹ,  đừng vội  vàng  tin theo  lời  nói  của  các  nhà  học  giả mà  phí  một  cuộc  đời  mình  khi đau ốm  mình chịu đau không ai chịu đau thay cho mình.  Cho nên,  nghiên  cứu  kinh Phật  mà  hiểu  sai  nghĩa, là  một  tai  hại  rất  lớn  cho con đường  tu  hành của các bạn. Các bạn cần phải cảnh giác những thầy học giả.



Â


CĨ PHÂI TỒN BỘ GIÁO  PHÁP  CỦA ĐẠO PHẬT LÀ CHIẾC BÈ SANG SƠNG KHƠNG?


LỜI PHẬT DẠY

‚Chư Tỳ kheo ta sẽ giảng pháp cho các Ông ví như  chiếc bè là để vượt đưa qua  không phải  để  nắm giữ  lấy.  Hãy nghe và khéo tác ý Ta sẽ giảng‛.
(Tinh Trung  Bộ tập I trang 305, kinh Ví Dụ Con Rắn)


CHÚ GIẢI:
Kinh sách Đại Thừa thường cho giáo pháp  của  Phật  như  chiếc  bè  sang  sông,  như ngón  tay  chỉ  mặt  trăng.  Nhưng  sự  hiểu  biết giáo  pháp  tu  hành  của  đạo  Phật  như  vậy  là hiểu biết không đúng, quá sai lệch.
Trong kinh Trung  Bộ tập I trang 305 kinh Ví  Dụ  Con  Rắn  đức   Phật  có  dạy:  ‚Chư  Tỳ kheo, Ta  sẽ  giảng pháp cho các ông ví như


NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


chiếc  bè  để  vượt đưa  qua,  không phải  để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý Ta  sẽ giảng‛.
Với những lời dạy này chúng ta  phải hiểu cho đúng nghĩa, nếu không hiểu đúng nghĩa chúng ta dựa vào lời dạy này là chúng ta đã  tự phỉ báng giáo lý của Phật. Từ xưa tới nay các vị Tổ  Sư Đại Thừa tu  hành  chưa tới nơi  tới  chốn, cứ  dựa vào  những  lời  dạy  này  mà  bảo  rằng:
‚Giáo pháp của đức Phật như chiếc bè qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng‛ hoặc dùng  câu:  ‚Chánh  pháp  còn  phải  bỏ  huống là phi pháp‛.
Các  bạn đừng dựa vào những lời  dạy này khi chưa hiểu  nghĩa  rõ  ràng,  chưa biết ý  Phật muốn  nói  gì, mà  vội  sử  dụng những  lời dạy đó cho là toàn bộ giáo pháp của Phật là chiếc bè sang sông, là các bạn đã  để  lộ sự vô minh,  ngu dốt  của  mình  đối  với  giáo  pháp  của  Phật.  Các bạn  chỉ  là  con chim  học  nói  tiếng  người.  Khi nào  các  bạn tu  chứng  đạo,  các  bạn mới  đủ  trí hiểu  biết  những  lời dạy  của  Phật,  còn  bây  giờ xin các bạn hãy dựa  cột mà nghe.
Kính  thưa các bạn! Giáo lý của Phật là chương  trình giáo  dục  đào  tạo  đạo   đức  nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình,  khổ

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


người thì không thể nào gọi là chiếc bè sang sông hay ngón tay chỉ mặt trăng được.
Ví dụ: Các bạn là một người chưa biết chữ, các  bạn không  đọc sách  báo  được. Bắt  đầu  các bạn vào  học  lớp  một  được thầy  và  cô  giáo  chỉ dạy từng  chữ  cái  phụ  âm,  nguyên  âm,  rồi  ráp lại thành vần, đọc lại thành chữ. Sau một năm học chữ như vậy, bấy giờ các bạn đã đọc được sách báo. Đọc được sách báo các bạn bảo rằng những chữ các bạn đã học được, đó là chiếc bè sang sông, nên các bạn ném bỏ, không dùng những  chữ  đó  nữa.  Như  vậy  các  bạn sẽ  không đọc sách báo và trở về đời sống mù chữ như trước. Vậy giáo pháp của Phật có lợi ích gì cho các bạn, tu tập làm gì cho mất công rốt cuộc rồi cũng ném bỏ. Cho nên những câu: ‚Giáo  pháp của  đức  Phật  như chiếc  bè  qua sông‛,  là
‚Ngón tay chỉ mặt trăng‛, là ‚Chánh  pháp còn phải bỏ huống là phi  pháp‛, chưa chứng đạo  mà  hiểu  nghĩa  những  lời  này  thì các  bạn chẳng hiểu gì cả.
Những  chữ  vần  đó  sau thời  gian  học  tập đã thấm nhuần trong các bạn, do thấm nhuần trong các bạn, nên các bạn mới đọc và viết lưu loát. Các bạn có biết chưa?

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Các bạn mới bước chân vào đạo Phật thì giới luật là  giáo pháp đầu tiên mà các bạn cần phải  tu  học.  Phật  giáo  lấy  giới  luật  làm  đức hạnh  cho Tăng,  Ni và  nam,  nữ  cư sĩ  Phật  tử. Phật  giáo  có  ba  cấp  học  rất  rõ  ràng:  ‚GIỚI, ĐỊNH,  TUỆ‛.  Như vậy các bạn đã  biết giới luật là  Phạm hạnh,  là  thiện  pháp,  là  đức  hạnh  của con người.
Ví  dụ: Giới  luật  dạy  các  bạn  đừng  trộm cướp,  tham  lam,  đừng  tà  dâm,  đừng vọng  ngữ, đừng  uống  rượu  v.v..  Các  bạn  cho những  giới luật là chiếc bè, là ngón tay chỉ mặt trăng, cho nên  khi đang tu  hành,  ngồi  thiền,  niệm  Phật, tụng kinh, bái sám v.v.. thì các bạn giữ gìn giới luật nghiêm nhặt. Khi hết giờ tu hành, ngồi thiền,  niệm  Phật,  tụng  kinh, bái  sám  thì các bạn bỏ  giới  luật,  do bỏ  giới  thì các  bạn  phạm giới. Người  tu  sĩ  hay người  cư sĩ  phạm giới  thì sống  không  có  đạo   đức và  như  vậy  cung cách sống của các bạn không còn ai kính  mến.
Nhưng  các bạn cho những giới luật này là chiếc  bè  sang sông,  khi các  bạn  tu  chứng  đạo thì các  bạn không  cần  giữ  giới  luật  nữa,  từ  đó bỏ nó như ném bỏ chiếc bè.
Khi ném bỏ giới luật thì các bạn sẽ trở thành những người đầu trộm, đuôi cướp, những

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


người nói láo, những người không chung thủy, những  người  ác  giết  hại  chúng  sanh  gây  án mạng giết người, những người rượu chè say sưa nằm đường ngủ bụi, ăn uống phi thời.
Thưa các bạn! Những người tu chứng đạo mà  còn  sống  phi  đạo  đức  như  vậy  thì họ  có khác gì những kẻ  phàm phu tục tử, phải không các bạn? Các bạn có nhớ không: một Tế Công Hoà Thượng (Trung Hoa); một thượng sĩ Tuệ Trung  (Việt Nam)  đều là  những  người  được gọi là  tu  chứng  đạo,  nhưng  sống  phi  giới  luật,  chỉ lừa  bịp  người  một  vài  thần  thông  tưởng  mà được mọi  người  cho là  chứng  đạo,  thì thật  là đau  xót  cho  Phật  giáo.  Phật  giáo  không  có những  loại  người  chứng  đạo  như  vậy  xin  các bạn lưu ý  cảnh  giác  những  hạng  người  lừa  đảo
này.

Giới luật là đạo đức, là thiện pháp, vì thế người  tu  sĩ  và  cư sĩ  phải  thâm nhập  giới luật,  giới  luật  là  mình, mình là  giới  luật, có  như  vậy  mới  được  gọi  là  ly dục  ly ác  pháp; mới được gọi là ngăn ác diệt ác pháp; mới được gọi là sinh thiện tăng trưởng thiện pháp; mới được gọi  là  các  pháp  ác  không  nên  làm,  nên làm các pháp thiện.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Khi thâm  nhập  như  vậy  mới  được gọi  là nhập lưu. Nếu các bạn xem giới luật là chiếc bè sang sông  thì các  bạn  sẽ  ném  bỏ  giới  luật  và ném bỏ như vậy tâm các bạn sẽ không bao giờ bất động. Nếu tâm không bất động thì làm sao các bạn gọi là nhập lưu được. Nhập lưu tức là các bạn nhập vào giới luật đấy các bạn  ạ! Giới luật là các bạn, các bạn là giới luật, chừng đó   các  bạn  mới  được gọi  là  vào  dòng  Thánh. Cho nên,  giới  luật  của  Phật  được xem là  chiếc bè,  ngón  tay  chỉ  mặt  trăng  là  các  bạn  đã  hiểu sai  lầm.  Các  bạn  hãy  ném  bỏ  những  tư  tưởng này  mà  từ lâu đã  chịu ảnh hưởng tư tưởng  Đại Thừa một cách tai hại.
Kính  thưa các bạn! Những giáo pháp nào của  Phật  được gọi  là  chiếc  bè  sang sông?  Kinh Ví Dụ Con Rắn đã  dạy: ‚Này  các  Tỳ  kheo, có sáu xứ. Thế nào là sáu? Ở  đây, này các Tỳ kheo,  có  kẻ   vô  văn  phàm  phu,  không đi đến  yết  kiến  các  bậc  Thánh, không thuần thục  pháp  các  bậc  Thánh, không tu tập pháp   các  bậc   Thánh,   không đi   đến   yết kiến   các   bậc   Chơn   Nhơn,   không thuần thục  pháp  các  bậc  Chơn  Nhơn,   không tu tập pháp các bậc Chơn Nhơn,  xem SẮC PHÁP:  ‚Cái  này là  của  tôi, cái  này là  tôi,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


cái   này  là   tự   ngã   của   tôi‛,   xem  THỌ...
TƯỞNG... HÀNH... THỨC...‛.  (Kinh  Trung  Bộ tập
1 trang 307 kinh  Ví Dụ Con Rắn)

Bài  kinh dạy  trên  đây  thuộc  về  pháp  gì các  bạn  có  biết  không?  Đó   là  Định  Vô  Lậu. Định Vô Lậu là một pháp môn trong những pháp môn mà đức Phật cho là chiếc bè sang sông, gồm có như: Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Thân Hành Niệm.
Ví  dụ: khi thân  các  bạn  đau nhức  ở  đầu hay ở   chân,  lúc  bấy  giờ  các  bạn muốn  cho đầu hay  chân  đừng  đau nhức  thì các  bạn  dùng  đề mục thứ năm của Định Niệm Hơi  Thở mà tác ý:  ‚An tịnh   thân  hành  tôi biết  tôi  hít vô, an tịnh  thân hành tôi biết  tôi thở ra‛. Khi an trú hơi thở như vậy thì cảm thọ nơi chân và đầu của các bạn đang đau nhức khổ sở bỗng hết đau vì  tâm  các  bạn  đã  an  trú  được  trong  hơi thở.  Lúc   bấy  giờ   đầu   và   chân  của  các  bạn không còn đau nhức nữa, thì các bạn xả hơi thở ra và  không  tác  ý  an  tịnh  nữa.  Khi xả  pháp Hơi  Thở ra mà đầu và chân của các bạn không còn đau nhức, lúc bấy giờ các bạn sống thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự  đó là  các  bạn  đã  sang

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


sông  và  các  bạn đã  bỏ  luôn  chiếc  bè.  Như  vậy pháp môn Định Niệm Hơi Thở là chiếc bè.
Còn  pháp  môn  ở    bài  kinh  trên  đây  là Định Vô  Lậu,  thuộc  đề  tài  quán  vô  lậu  ‚QUÁN THÂN  NGŨ UẨN  VÔ  NGÃ‛.  Khi tư duy quán xét tâm vô lậu không còn chấp ngã thì các bạn không  còn  tư  duy nữa.  Khi tâm  các  bạn  không còn  chấp  ngã:  ‚là  ta, là  của  ta, là  bản  ngã của  ta…‛  thì pháp môn vô lậu không còn dùng nữa.  Không  còn  dùng  nữa,  cho nên  đức  Phật cho nó là chiếc bè sang sông.
Các pháp môn từ ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ... đến  TỨ  THẦN  TÚC   v.v..  đều   là  những  pháp môn thuộc về chiếc bè sang sông, còn những pháp không phải chiếc bè sang sông, đó là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, TỨ BẤT HOẠI TỊNH, TỨ NIỆM XỨ, ĐỊNH VÔ LẬU SÁNG SUỐT, ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC và GIỚI LUẬT.
Kính  thưa các bạn! Biết thì thưa thốt, không  biết  thì dựa  cột mà  nghe, chứ  đừng  bắt chước  các  Tổ  Sư Đại  Thừa  và  Thiền  Tông  tu chưa chứng  đạt  chân  lí,  không  thông  hiểu  mà cho tất cả giáo pháp  của Phật là chiếc bè sang sông,  là  ngón  tay  chỉ  mặt  trăng  thì thật  là nông nỗi, nếu có người tu chứng đạt chân lí thì họ sẽ biết rõ các Tổ sư tu hành chưa tới đâu và

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


những  kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông  sẽ không còn giá trị đối với tín  đồ Phật giáo.
Kính  thưa các bạn! Kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy muốn hiểu thấu suốt nghĩa lý của nó,  chỉ  có  những  người  tu  chứng  đạt  chân  lí như đã nói ở  trên. Còn những người tu chưa chứng  đạt  mà  nghiên  cứu  kinh sách  Phật  để hiểu  biết,  thì sự  hiểu  biết  đó  sẽ  trở  thành  sự hiểu biết của tà pháp ngoại đạo.
Cho nên, kinh sách phát triển của Đại Thừa là kinh sách của những người tu chưa chứng  đạt  chân  lí biên  soạn  viết  ra thành  ra kinh sách.  Tuy  gốc  nó  từ  kinh sách  Nguyên Thủy của Phật giáo, nhưng khi kiến giải tưởng giải thành nhánh lá, nhưng lại nhánh lá của ngoại  đạo.  Chính  giáo  lí những  nhánh  lá  này đã diệt   mất  nền  đạo  đức  nhân  bản  - nhân  quả của loài  người. Vì thế,  đạo Phật  có tên mà  đạo đức  thì không  còn  nữa.  Thật  đáng  tiếc  thay! Thật đáng tiếc thay!!!





TÁNH BIẾT


LỜI PHẬT DẠY

‚Này   Vaccha,  những   ai  nói  như sau: ‚Sa Môn Gotama là  bậc  nhất  thiết trí, là  bậc nhất thiết  kiến.  Ngài tự cho là  có  tri kiến  hoàn  toàn:  ‚Khi  Ta đi, khi   Ta  đứng,  khi   Ta  ngồi  và  khi   Ta thức, tri kiến  luôn  luôn  tồn   tại,  lên tục‛. Thì đây  là  nói  về  Ta không  đúng với điều đã nói, họ đã vu khống Ta  với điều không thực hư ngụy‛.
(Kinh Trung  Bộ tập II trang 309, kinh Ba Minh Vacchagota)


CHÚ GIẢI:

Đọc đoạn kinh này chúng ta thấy đức Phật  đã  xác  định rất  rõ  ràng,  Ngài  phủ  nhận kinh sách Đại Thừa nói những điều không đúng sự   thật,  nói  trong  ảo  tưởng.  Kinh  sách  Đại Thừa đều cho Phật là bậc nhất thiết trí, là bậc nhất  thiết  kiến  và  nhất  là  tánh  biết,  tánh

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


thấy, tánh nghe thường hằng bất biến, (tri kiến luôn luôn tồn tại). Ở  đây đức Phật cho rằng người nào nói Phật như vậy là nói không đúng, là vu khống Phật với điều không thực, hư ngụy.
Đối với đạo Phật mà nói Phật tánh, tánh thấy, tánh biết, tánh nghe là nói những điều không  thực,  hư ngụy,  là  nói  không  đúng  chân lí,  là  nói  chuyện  trong mơ mộng không cụ  thể, rõ  ràng.  Cho nên,  hiện  giờ  mọi người  vô  minh bị lừa đảo bằng những danh từ rất kêu, Chân Không, Tánh không, Bản Lai Diện Mục Hiện Tiền, Ưng  Vô  Sở  Trụ  Nhi  Sanh  Kỳ  Tâm,  Trí Tuệ   Bát  Nhã  Ba  La  Mật,  Phật  tánh,  Tánh Thấy, Tánh Biết, Tánh Nghe v.v..
Đọc đoạn kinh Vacchagota này chúng ta xác định kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã,  kinh Lăng  Già  Tâm  Ấn,  kinh Pháp  Hoa v.v.. Toàn là  những loại kinh tưởng của  các Tổ biên soạn  viết ra, chứ không phải Phật thuyết. Những kinh sách này chịu ảnh hưởng tư tưởng của  giáo  pháp  Vệ  Đà  kinh. Kinh này  do tưởng giải của các tổ sư Bà La Môn biên soạn viết. Vì thế,  mà  kinh Nguyên  Thuỷ  vạch  ra những  cái sai  để  chỉ  cho chúng  ta  biết  rõ  sự  lừa  đảo  của kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Làm gì trong mỗi chúng sanh lại có Phật tánh. Chúng sanh được sanh ra là do các duyên hợp  thành  theo  qui  luật  của  nhân  quả  nghiệp lực thiện  ác.  Cho nên,  đủ  duyên  hợp  là  có,  mà hết  duyên  thì tan  rã  không  còn  có  một  vật  gì thì làm  sao có  Phật  tánh  trong  đó  được. Vì vô minh   mọi  người   sống   trong   ảo   tưởng,   sống trong  ác  pháp  thọ  nhiều  đau khổ  quá  sợ  hãi, nên nuôi hy vọng sống trong tưởng và tưởng rằng:   ‚Tất   cả   chúng   sanh  đều   có   Phật tánh‛.  Muốn  cho mọi  người  tin theo  nên  dựng ra Tánh thấy, Tánh nghe, Tánh biết.
Danh   từ   Phật   tánh   đã    khiến   cho  bao nhiêu thế hệ về sau đều sống trong ảo tưởng, ai cũng  cho mình  có  Phật  tánh.  Nhưng  có  ai  biết chúng sanh được sinh ra từ nhân quả, do các duyên  hợp  lại  như  trên  đã  nói  thì làm  sao có Phật  tánh  được. Phải  không  các  bạn?  Được sinh  ra từ  nhân  quả  là  do vô  minh.  Vô  minh làm  sao gọi là  tánh  giác  được? Thật  ra các  Tổ sư Đại Thừa tu tập sai pháp, ức chế tâm, không niệm khởi rơi vào các các định tưởng, mười tám loại tưởng xuất hiện, trong đó có pháp tưởng. Từø  đó,  mà  tưởng  ra Phật  tánh  còn  cho Phật tánh  là  tánh  giác.  Cho nên,  biên soạn  ra kinh sách  như:  Kinh Thủ  Lăng  Nghiêm, kinh Pháp

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Hoa, Kinh Kim  Cang Bát Nhã, Kinh Lăng Già v.v.. Trong  những  kinh ấy  dựng lên Phật  tánh rồi gán cho Phật thuyết. Đoạn kinh Ba Minh Vacchagota này đã  xác định sự mạo nhận Phật thuyết kinh Thủ Lăng Nghiêm, để lừa đảo Phật
tử.

Cho nên,  Phật  dạy: Đừng  có  tin! Đừng  có tin!!! Vậy  mà  mọi  người  vẫn  cứ  tin, tin một cách mù quáng, thật là sai lầm. Phật thường nhắc  nhở  chúng  ta  hãy  tin những  gì là  có  lợi ích  cho  mình,   cho  người,  và  không  làm  khổ mình,  khổ người thì mới tin.
Đức phật cũng thường nhắc nhở pháp môn nào có Bát Chánh Đạo mới là pháp môn chân chánh. Vậy Phật tánh, tánh thấy, tánh nghe, tánh biết làm sao là chương trình giáo dục đào tạo  đạo  đức nhân  bản  - nhân  quả  sống  không làm khổ mình,  khổ người được?
Kính  thưa các bạn! Từ  bao thế kỷ nay các Tổ  đã lừa đảo với người tu chưa chứng đạo, chứ người tu chứng thì làm sao lừa đảo họ được. Bởi vì người  tu  chứng  là  người  đã  có  Tứ  Thần  Túc và đầy đủ  Tam Minh, cho nên thời gian nào họ cũng  đều  thông  suốt,  chuyện  gì  xảy  ra trong tương  lai và  quá  khứ  không  còn  che  giấu  họ được, cho  nên   Phật   dạy:   ‚Ông   phải   giải

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


thích: ‚Sa Môn Gotama là bậc có ba minh‛ thì  này  Vaccha,   Ông  mới  là  người  nói  về Thế  Tôn  với  điều  đã  được  nói, mới  không vu  khống Thế  Tôn  với  điều  không thực, mới  giải  thích về  Thế  Tôn  đúng  pháp  và tuỳ pháp,  và mới không có một đồng pháp hành nào  nói lời  đúng  pháp  có  thể  lấy  cớ để  quở trách. Này Vaccha,  khi  nào  Ta muốn, Ta sẽ nhớ đến nhiều đời quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Vaccha,  nếu  Ta  muốn, với  thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân Ta thấy sự sống chết của   chúng   sanh,   người   hạ  liệt,   kẻ    cao sang,  người  đẹp đẽ kẻ thô   xấu,  người  may mắn kẻ   bất  hạnh…   đều   do  hạnh   nghiệp của  họ. Này  Vaccha,  với  sự  đoạn  diệt  các lậu  hoặc,  Ta  ngay  trong  hiện tại, tự  mình với thượng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú,  vô  lậu  tâm  giải  thoát,  tuệ  giải  thoát. Và  với  sự  giải  thích: ‚Sa môn Gotama là bậc có ba minh:  này Vaccha,  người ấy mới là người nói về Thế Tôn đúng với điều đã được  nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều  không thực,  mới  giải  thích  về  Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và mới không có   một   vị   đồng hành   pháp   nào   nói   lời

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


đúng  pháp  có  thể  lấy  cớ  để   quở  trách‛. (Kinh  Trung   Bộ  tập  II trang 310  kinh   Ba  Minh Vaccha).
Đoạn  kinh trên  đây  đã  xác  định rõ  ràng: nói đúng Phật là phải giải thích Tam Minh mới gọi Phật có Tam minh (Sa Môn Gotama là bậc có  Tam  Minh),  chứ  không  được nói  Phật  là tánh thấy, tánh biết, tánh nghe, hay là Phật tánh,  tánh  giác  bậc  nhất  thiết  trí, bậc  nhất thiết kiến và tri kiến luôn luôn tồn tại liên tục.
Kính   thưa  các  bạn!  Bấy  giờ  các  bạn  đã hiểu  Phật  giáo  cái  gì đúng  và  cái  gì sai, cái  gì của Phật, cái gì không phải của Phật. Tùy các bạn  chọn  lấy  cho mình   một  lối  đi  cho thích hợp, còn  riêng  chúng  tôi  khi nói  Đại  Thừa  sai là chúng tôi đều có căn cứ vào lời Phật dạy, chứ không phải tự bịa ra nói Đại Thừa sai, xin các bạn hiểu cho.
Bởi  vì  trong  kinh đã   xác  định rõ  ràng:
‚Khi Ta đi, khi Ta đứng,  khi Ta ngồi  và khi   Ta   thức, tri kiến  luôn  luôn  tồn  tại, liên tục‛. Thì đây là nói về Ta không đúng với  điều  đã  nói,  họ đã  vu  khống Ta  với điều không thực, hư ngụy‛.
(Kinh  Trung   Bộ  tập  II trang  309  kinh   Ba
Minh Vacchagota).

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Tóm   lại,   đoạn   kinh  này   không   đủ   để chứng minh  kinh sách Đại thừa sai sao? Từ đây về  sau kinh sách  Đại  Thừa  không  còn  giá  trị như  xưa kia  nữa.  Khi những  bài  kinh Nguyên Thủy  này  làm  sáng  tỏ  thì kinh sách  Đại  thừa và Thiền Tông mất giá trị không còn ai  tin nó là kinh sách của Phật nữa.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!