Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-14



phạm  giới, phá  giới,  bẻ  vụn  giới,  xem  thường giới  luật  như  trong  đời  tu  hành  của  họ  chẳng bao giờ có giới luật. Họ chỉ dùng những lời nói mang đầy tính dục lạc thế gian ‚Ăn được, ngủ được  là  Tiên‛  hoặc  dùng những  câu  nói  của các  Thiền  Sư đầy  sự  xảo  trá,  lừa  đảo:  ‚Tự  tại vô  ngại,  đói ăn,  khát  uống,  mệt  đi ngủ‛. Đối với Phật giáo Nguyên Thủy những hành động  sống như vậy gọi là phi  Phạm hạnh. Một người  tu  sĩ  mà  sống  phi  Phạm hạnh  là  không còn giá trị của người tu sĩ. Người tu sĩ như vậy không  đủ  đức  hạnh  làm  thiện  hữu  tri thức  cho người khác, không đủ  khả năng làm Thầy Trời, Người.
Các bạn hãy đọc kinh Ước Nguyện trong kinh  Trung   Bộ   tập   I (Văn   Hoá   Phật   Giáo Truyền  Thống  Tập  2, NXB  Tôn  Giáo  ấn  hành) có  17 điều lợi ích rất  lớn của  giới Luật.  Vả  lại giới  luật  là  đức  hạnh  của  con người,  đức  hạnh sao lại  có  đức  hạnh  lớn,  đức  hạnh  nhỏ.  Đức hạnh  là  thiện  pháp,  đức  hạnh  sẽ  mang lại  cho con người  một  cuộc  sống  an vui  và  hạnh  phúc. Vậy làm sao lại có đức hạnh lớn, đức hạnh nhỏ xin  các  bạn  xét  duyệt  lại  lời dạy  trên  đây  có phải Phật thuyết hay không?



Khi một  người  nào  muốn  theo  Phật  xuất gia tu  hành  đều  phải  sống biệt  trú  4 tháng  để thử  thách  đời  sống   giới   luật,  nếu  thấy  sống được thì Phật chấp nhận cho xuất gia, còn thấy sống  không  được thì trở  về  đời  bình  thường. Giới luật tinh nghiêm như vậy, tại sao lại có chuyện bỏ các giới nhỏ nhặt? Ai chủ mưu bỏ những giới nhỏ nhặt này?
Vả lại trong kinh đức Phật từng nhắc nhở chúng ta: ‚Này các Tỳ kheo hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với  sự  phòng   hộ của  giới  bổn,  đầy  đủ  oai nghi  chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các  lỗi  nhỏ  nhặt,  chơn  chánh lãnh  thọ  và học tập các học giới‛.
(Kinh   Trung   Bộ   tập   I  trang 79,  kinh   Ước
Nguyện).

Kính  thưa  các  bạn! Trong  kinh Trung  Bộ dạy: ‚Thấy  sự  nguy hiểm trong các  lỗi  nhỏ nhặt‛, còn  kinh Trường  Bộ  dạy: ‚Có  thể  hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt‛. Hai câu kinh này  chúng  ta  tin kinh nào?  Xin  các  bạn  chỉ
cho.

Đức   Phật   dạy:   “GIỚI,    ĐỊNH,   TUỆ”,    có nghĩa  là  tu  tập  từ  giới  đến  định, từ  định đến




tuệ. Vậy thì giới luật chưa tu học mà đòi bỏ những   giới   nhỏ   nhặt   thì  như   vậy   có   đúng không?
Chúng  ta  xét  lại  hai  câu  kinh trên.  Như vậy lời dạy của đức Phật có mâu thuẫn nhau. Phải không các bạn?
Theo chúng tôi biết chắc đức Phật không nói hai lưỡi, không bao giờ dạy mâu thuẫn như vậy,  mà  chính   những  vị  học  giả  tưởng  giải phạm giới,  phá  giới, bẻ  vụn  giới mới  soạn viết ra câu này khi kết tập xen vào gán cho Phật thuyết  để  lừa  đảo  người  sau. Chúng  ta  hãy  giữ gìn  giới  bổn  Ba  La  Mộc  Xa  Đề  và  giới  kinh như: Kinh Phạm Võng, kinh Sa Môn Quả và những kinh Giáo Giới La Hầu La, Giáo Giới Ananda, Giáo Giới Ca Chiên Diên v.v..
Nói  chung  tất  cả  kinh Phật  đều  là  giới Luật,  ba mươi  bảy  phẩm  trợ  đạo  cũng  đều  là giới luật cả.
Giới luật là thiện pháp, cho nên khi chúng ta  mới  bước  chân  vào  Phật  giáo  thì chúng  ta được tu  tập  Tứ  Chánh  Cần.  Đó  là  pháp  ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp. Thưa các bạn! Pháp dạy tu tập như vậy không phải là giới luật sao?



Giới luật là đức hạnh nên đạo Phật xây dựng mình  trên  nền  đạo  đức nhân  bản  - nhân quả  sống  không  làm  khổ  mình  khổ  người  và khổ  cả  hai.  Cho nên  Phật  dạy:  ‚Này  các  Tỳ kheo  hãy  sống  đầy  đủ  giới  hạnh,  đầy  đủ giới  bổn,  sống  phòng  hộ với  sự  phòng   hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi  chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong  các lỗi nhỏ nhặt chơn  chánh lãnh  thọ và  tu  tập  các  học giới‛.
Những câu kinh dạy: ‚Hủy bỏ những học giới  nhỏ  nhặt‛  là  sai  không  đúng  lời  Phật dạy, đó  là những thủ đoạn gian xảo lừa đảo của các học giả tưởng giải mang hình  sắc tu sĩ Phật
giáo.

Thưa các bạn! Trong kinh sách Nguyên Thủy  có  rất  nhiều  những  đoạn kinh do các  Tổ Bà  La  Môn  viết  xen  vào  để   đánh  lạc  hướng những  người  tín đồ   Phật  giáo,  khiến  cho  họ khó  truy tìm giáo  pháp  chân  chánh  của  đức Phật.
Do hủy bỏ các giới nhỏ nhặt mà tu sĩ Phật giáo ngày nay sống theo danh lợi thế gian nên sự  tu  hành  của  các  Sư Thầy  hiện  giờ  có  ra gì. Chỉ  là  tu  danh,  tu  lợi,  tu  chùa  to  Phật  lớn,  tu tiền tu bạc.



Tóm lại bài giảng này, các bạn nên lưu ý: đừng  lấy  câu  kinh này  làm  bức  màn  để   che chắn rồi mặc tình phá giới mà không còn sợ ai dám chê nói một lời nào. Các bạn lầm, tu hành là đem lại lợi ích cho các bạn, chứ không lợi ích cho Phật,  cho người  khác,  các  bạn  hiểu  chưa? Tu hành mà dối trá thì tu hành để  làm gì, thà ở   ngoài  đời  dối  trá  còn  tốt  hơn mang hình  lốt tôn giáo.
Kính  thưa các bạn! Khi các bạn đã  bỏ hết cuộc  đời  vào chùa tu hành mà  các bạn còn tiếc gì phải  thích  nghi  để  sống  theo  danh  lợi,  dục lạc thế gian, qua hình  thức tôn giáo, để  rồi khi chết các bạn cũng có mang theo một vật gì đâu, chỉ còn nắm tro tàn hôi tanh.
Giới luật là đức hạnh của các bạn. Nếu các bạn tu  hành  nghiêm  chỉnh  giới  luật  thì nó  sẽ mang  đến  nhiều  điều  lợi lạc  cho các  bạn.  Đến khi chết  các  bạn  cũng  được an vui  hạnh  phúc. Và tiếp tục vào Niết Bàn không còn tái sanh nữa.





LÀM TRỤ TRÌ  NÊN CÂNH GIÁC


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Đạo sư? Ở  đây, này Ananda, có Đạo sư lựa một trụ xứ xa vắng,  trong   rừng, dưới  gốc  cây,  trên sườn núi chỗ hoang  vu, trong  hang  núi, tại bãi tha  ma, tại khu  rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong  khi  vị ấy sống  viễn  ly  như  vậy.  Các  Bà  La  Môn, gia chủ,  cả  thị dân  và  quốc  dân  bao vây xung quanh. Vị ấy khởi lên nhiễm tâm,  rơi  vào  dục vọng, khởi lên  tham ái,  trở  lui lại  đời  sống  sung  túc.  Như vậy  này  Ananda, được gọi  là  sự  phiền lụy của vị Đạo sư. Vì sự phiền lụy của đạo   sư   các   ác   bất   thiện  pháp   tạp nhiễm,  dẫn  đến  tái  sinh,  đáng  sợ  hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, bệnh,  chết  trong   tương lai,  các  pháp tấn công vị ấy. Như  vậy này Ananda, là sự phiền lụy của vị Đạo sư‛.
(Kinh Trung  Bộ tập III trang 311, kinh Đại Không)



CHÚ GIẢI:

Đọc đoạn kinh trên đây các bạn nên lưu ý: Một vị thầy đừng nên ham thích làm trụ trì, lãnh  chúng.  Vì  làm  trụ  trì, lãnh  chúng  là  làm dâu  trăm  họ,  khó  lắm  các  bạn  ạ!  Làm  trụ  trì lãnh  chúng,  khi tu  hành  chưa tới  nơi  tới  chốn, dễ  bị ô   nhiễm, tâm dễ rơi vào dục vọng  thường khởi lên nhiều tham ái, do đó mà người làm trụ trì dễ  bị  phá  hết  giới  luật,  sống  trở  lui  lại  đời sống  sung túc  dục  lạc.  Phạm hạnh  không  còn, các ác bất thiện pháp tấn công, tạp nhiễm dẫn đến tái sanh. Đáng sợ hãi nhất là đưa đến quả khổ, dẫn đến sinh, già, bệnh, chết.
Xét  qua lời dạy  này  các  bạn  có  thấy  các Thầy  trụ  trì ở   các  chùa  không?  Phật  tử  đông, Chùa  to,  Phật  lớn  là  sự  phiền  lụy  của  các  vị Thầy  trụ  trì đó.   Họ đâu  còn  thì giờ  đâu  tu hành,  chỉ  còn  chạy  theo  dục  lạc  ăn  ngủ  phi thời. Có phải vậy không các bạn?
Họ không còn có thời giờ tu tập để  đi đến chỗ  rốt  ráo  được.  Khi mà  bận  chuyện  phục  vụ cho Phật tử. Thật là uổng phí cho một đời tu hành.
Khi đi tu để  tìm cầu sự làm chủ sinh,  già, bệnh,  chết  và  chấm  dứt  tái  sanh  luân  hồi,  thì

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


các bạn nên lưu ý  đọc kỹ  lại bài kinh này, đức Phật đã  biết rõ sự đắm nhiễm danh và lợi, nên Ngài  tuyên  bố  những  lời dạy  này,  là  vì  lòng thương tưởng đến những người sau. Cho nên, hiện giờ khi các bạn có danh, có lợi là các bạn nên ẩn bóng. Ẩn bóng để  lập  đức, lập  hạnh và tu  hành  cho trọn  vẹn  hơn.  Muốn  được vậy  thì các bạn nên tránh xa danh lợi. Danh lợi không đâu  xa, đó  là  chùa  to  Phật  lớn.  Chùa  to  Phật lớn, Phật tử đông là một tai họa rất lớn cho sự nghiệp tu hành của các bạn đấy. Chùa To Phật lớn là rắn độc, nó sẽ giết chết các bạn trên đường tu tập mà các bạn cần phải cảnh giác, đừng tham đắm nó các bạn ạ!  Các bạn có thấy các  Thầy  Đại  thừa  không?  Họ là  hiện  thân chạy  theo  dục  lạc  trong  Phật  giáo  các  bạn  có biết không?  Đời  tu  hành  của  họ  để  tìm cầu  sự giải thoát đến đây là chấm dứt.
Cho nên, người tu hành phải lập hạnh, lập đức cho rõ ràng như lời Phật dạy: ‚Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không nhà  cửa,  sống  chế  ngự  thân, chế ngự  lời  nói,  chế  ngự  ý  nghĩ, bằng  lòng  tối thiểu về  ăn  uống,  y áo,  hoan  hỷ  sống  một mình, thiểu dục tri túc, ba y một bát, chấp nhận  đời  sống  du  tăng,  xin  ăn  ngày  một bữa  để  sống  để  tu hành‛.  Nếu  con đường  tu



tập theo Phật giáo mà các bạn bỏ hạnh tu tập này  thì các  bạn không  còn  xứng  đáng  là  đệ  tử của Phật, mà là đệ  tử của ngoại đạo, của Bà La Môn. Các bạn có biết không? Hiện giờ nhìn  lối sống  của  các  tu  sĩ  là  chúng  ta  đã  biết ngày  họ là những tu sĩ của Bà La Môn, chứ không phải là tu sĩ của Phật giáo. Vì thế, tu sĩ thời nay tu tập mà làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì không bao giờ có được.
Nhìn   vào  giới  luật  đức  hạnh  của  họ  thì biết họ là người chân tu hay giả tu.
Bài kinh trên đây là  sự cảnh  giác cho quí vị làm trụ trì. Quí vị  vì giải thoát cho kiếp đời tu hành của mình  hay vì danh lợi tôn giáo chùa to  Phật  lớn Phật  tử đông. Xin các vị  hiểu  thấu rõ cho những điều này. Vì lợi ích mà chúng tôi đem bài  kinh này  ra chú  giải  là  có  mục  đích kêu gọi  các  bạn  hãy  xem lại  mình,  đừng  bỏ  lỡ một đời người mang tiếng tu hành theo Phật giáo  mà  cuối  cùng  chỉ  còn  hai  bàn  tay  không mà mang đầy tội lỗi cao như núi như non.





PHẠM  HẠNH CỦA ĐỨC PHẬT


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Ananda, Như Lai xuất  hiện ở đời   là   bậc   Alahán,  Chánh Biến   Tri, Minh Hạnh  Túc,  Thiện Thệ,  Thế  Gian Giải,  Vô  Thượng Sĩ, Điều  Ngự,  Trượng Phu,   Thiên Nhân Sư,  Phật,  Thế  Tôn. Ngài  lựa  một  trú  xứ  xa  vắng,  trong rừng dưới  gốc  cây,  trên  sườn  núi,  chỗ hoang  vu,  trong  hang  núi,  tại  bãi  tha ma, tại khu rừng hay ngoài trời, đống rơm.  Trong  khi  Ngài  sống  viễn  ly  như vậy, các Bà La Môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung  quanh, được bao vây xung  quanh  như  vậy Ngài không khởi lên  nhiễm  tâm,  không rơi vào  dục vọng, không khởi lên  tham  ái, không trở lui lại đời sống sung túc‛.
(Kinh Trung  Bộ tập III trang 313, kinh Đại Không)


CHÚ GIẢI:



Đây  là  gương hạnh  của  đức  Phật,  chúng
ta hãy theo gương Ngài mà giữ gìn Phạm hạnh cho trọn vẹn, không rơi vào dục vọng, không khởi  lên  tham  ái,  không  trở  lui  lại  đời  sống sung túc.
Các  bạn  hãy  lưu  ý  câu:  ‚Không   trở  lui lại  đời sống  sung túc‛.  Lời dạy  này  thấm thía  lắm  các  bạn  ạ!  Các  Thầy  Đại  Thừa  và Thiền Tông hiện giờ có trở lui lại đời sống sung túc không? Thưa các bạn!
Khi mới vào chùa tu thì một đồng cũng không có mà chẳng có ai biết đến mình  cả. Lúc bấy  giờ  tu  hành  rất  tốt,  tối  ngày  chỉ  có  tu  tập là tu tập. Nếu tu tập đúng pháp thì lúc bấy giờ dễ thành công, dễ đạt đến sự giải thoát. Nhưng khi đi ra lãnh chùa làm trụ trì thì các bạn nên lưu ý theo gương hạnh của đức Phật mà cố gắng giữ  gìn  Phạm  hạnh  cho tốt,  đừng  để tâm  rơi vào  dục  vọng,  đừng  để tâm  khởi  lên  tham  ái, đừng   để  tâm  trở  lui   lại  đời  sống   sung  túc. Trong đoạn kinh dạy: ‚Các Bà La Môn, gia chủ,  cả  thị dân và  quốc  dân  bao vây xung quanh. Được bao vây xung quanh  như  vậy, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào   dục vọng, không  khởi lên   tham   ái,



không  trở lui lại  đời sống  sung túc‛.  Mặc dù được mọi người vây quanh, được cung kính, được cúng  dường  rất  đầy  đủ,  nhưng  đức  Phật không nhiễm, không tham danh đắm lợi, nên nhất  quyết  không trở lui  lại đời sống  sung túc. Đó là điều nhắc nhở chúng ta rất lớn. Vậy trên đường tu tập để tìm cầu sự giải thoát mong các bạn ghi khắc lời dạy này trong tâm đừng quên.
Nếu các bạn không giữ gìn trọn vẹn Phạm hạnh trở lại thọ hưởng đời sống sung túc như các Thầy Đại Thừa và Thiền Tông thì sự phiền lụy  sẽ  đưa  đến  các  bạn  và  từ  đó   các  ác  bất thiện  pháp,  tạp  nhiễm  dẫn  đến tái  sanh, đáng sợ hãi, dẫn đến quả khổ, đưa đến sanh, già, bệnh,  chết  trong  tương  lai,  các  ác  pháp  ấy  sẽ tấn công các bạn đấy.
Các  bạn  có  thấy  chăng?  Nhìn  gương xấu của các Thầy Đại Thừa và Thiền Tông họ đang bị danh lợi và các ác pháp như sanh, già, bệnh, chết đang tấn công họ. Tiền tài, danh lợi, vật chất,  chùa  to  Phật  lớn   đang  nhận  chìm  họ xuống biển khổ. Họ đâu còn một phút giây giải thoát  đâu,  họ  đang đi  dần  về  phía  đắm  nhiễm dục và ác pháp một cách không thể dừng được. Cho nên,  các vị  tu sĩ Đại Thừa đã  bỏ giới luật, không  sống  như  Phật,  không  noi  theo  gương



hạnh Phật, do đó  giặc sanh tử sẽ đón các vị ấy vào cảnh khổ mà không bao giờ thoát khỏi.
Các  bạn  hãy  nghe  tiếp  lời  đức  Phật  dạy:
‚Nhưng này Ananda, vị  đệ tử  của  bậc  Đạo sư chú tâm theo hạnh viễn ly của bậc Đạo sư, bắt chước dựa vào  một trụ xứ xa vắng, trong   rừng, dưới  gốc  cây,  trên  sườn  núi, chỗ  hoang  vu, trong  hang  núi,  tại  bãi  tha ma,  tại  khu   rừng, ngoài  trời,  trên  đống rơm.  Trong  khi  vị ấy sống viễn ly như  vậy, các Bà La Môn, gia chủ cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm   tâm,   rơi   vào   dục vọng, khởi   lên tham   ái,  trở  lại  đời  sống  sung  túc.  Như vậy,  này Ananda, được gọi là  sự  phiền lụy của  các  đệ  tử  của  Ta,  vì sự  phiền  lụy  của các  vị  tu  Phạm  hạnh, vì sự  phiền  lụy  của Phạm hạnh các ác bất thiện pháp, tạp pháp  dẫn  đến  tái  sanh  đáng  sợ  hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, bệnh, chết trong  tương  lai. Các  pháp  ấy  tấn  công  vị ấy.  Như  vậy  này  Ananda là  sự  phiền của các vị tu Phạm hạnh‛.
Đoạn  kinh này  đức   Phật  cảnh  giác  cho những  người  tu  hành  chưa tới  nơi  tới  chốn  vội



đi  ra làm  Phật  sự,  làm  trụ  trì. Tu  hành  như vậy  chỉ  uổng  công, uổng phí  cho một  đời  người mang tiếng  là  tu  sĩ,  chứ  sự  thật  họ  chỉ  là  một ông  từ,  hay  là  một  bà  từ  giữ  chùa  để  phục  vụ cho một số tín  đồ mê tín còn lạc hậu.



Â


ÁI NGỮ


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Arittha, có phải chăng,  ông khởi lên  ác  tà  kiến  như sau: ‚Theo tôi hiểu thật sự   không   có   chướng ngại
gì?‛.

Thật sự  là  vậy,  bạch Thế  Tôn theo như  con biết. Thật sự không có chướng ngại gì?
‚ - Kẻ  ngu  si kia! Sao ông lại  hiểu pháp  ta  thuyết  như  vậy?  Này kẻ  ngu si kia, có phải chăng...‛.
(Kinh Trung  Bộ tập I trang 300, kinh Dụ Con Rắn)



CHÚ GIẢI:

Đọc đoạn kinh này các bạn có thấy chăng?  Đức  Phật  đã  dùng  ngôn  ngữ  chỉ  thẳng sự ngu si của người đệ  tử của mình:  ‚Kẻ ngu si



kia! Sao ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như  vậy?‛.
Kính   thưa  các  bạn!  Người  ta  bảo  rằng người   tu  chứng  đạo   luôn  luôn  dùng  ái   ngữ, không  bao giờ  dùng  ác  ngữ.  Vậy  đức  Phật  có phải là người tu chứng đạo không? Không ai có thể phủ  nhận sự chứng đạo của đức  Phật  được, nhưng  đức  Phật  chứng  đạo  sao lại  dùng  những ác ngữ như vậy?
Trên  đây  là  lời  khiển  trách  răn  dạy  của đức Phật với người đệ tử. Lời nói tuy mạnh mẽ chỉ thẳng không tư vị ai cả, ngu là nói ngu, dốt là nói dốt.
Nếu các sư Thầy Đại Thừa cho lời  nói của Phật là lời nói không ái ngữ với học trò, thì đó là  quan  niệm  sai  lầm.  Họ ảo  tưởng  người  tu chứng đạo lúc nào cũng như cục bột, không dám nói lời thẳng mạnh, chính  xác. Còn theo chúng tôi nghĩ đây là lời nói rất ái ngữ, vì có thương mới nói lời nặng như vậy để răn dạy những đứa học trò cứng đầu, ương ngạnh, khó dạy, nếu dùng   lời  nói  nhẹ  nhàng,  êm  dịu thì  những người cứng đầu ngang bướng này không bao giờ nhiếp phục họ được.
Kính  thưa các bạn! Các bạn đừng lầm, những  lời  nói  mạnh,  nói  thẳng  là  ác  ngữ.  Nói



mạnh,  nói  thẳng,  nói  to  tiếng  là  lời  nói  yêu thương   của   người   cha,  của   người   Thầy,   của người bạn tốt, còn nếu không thương thì ai mặc ai, chứ nói ra làm gì cho người ta ghét. Phải không các bạn? Kinh Dụ Con Rắn đức Phật nói thẳng  vào  mặt  Tỳ  kheo  Arittha:  ‚Ông  là  kẻ ngu si! Lại hiểu pháp Ta  thuyết giảng như vậy sao?‛.
Gặp những lời chỉ dạy thẳng như vậy, các nhà Đại Thừa cho rằng đức Phật sân dữ lắm và như vậy là đức Phật tu chưa chứng.
Kính   thưa   các   bạn!  Nếu   Phật   tu   chưa chứng sao lại biết được 4 chân lý của loài người mà  bài  pháp  đầu  tiên  đức  Phật  thuyết  giảng cho năm  anh em Kiều  Trần  Như.  Nếu  tu hành chưa  chứng  làm  sao giữ  gìn  trọn  vẹn  Phạm hạnh  cho đến  khi chết  dưới  gốc  cây  song thọ, nếu  tu  chưa chứng  làm  sao làm  chủ  được sống chết bệnh đau. Nếu tu chưa chứng làm sao biết rõ được thế giới siêu hình  không có thật, chỉ là một ảo ảnh của rừng đêm dày đặc.
Đây, một đoạn kinh khác nữa đức Phật đã nói  thẳng  vào  mặt  một  vị  ngoại  đạo  Bà  La Môn: ‚Này Ambattha, hình như người đến đây  ý  định  gì?  Người  hãy  khéo  tác  ý  với mục  đích   đã  đưa  người  đến  đây.  Thanh



niên Ambattha này  thật vô  giáo  dục. Như vậy  là  vô  giáo  dục  có  gì khác  nữa‛.  (Đoạn kinh   này  trong Trường  Bộ  Kinh   tập  I trang  165 kinh  Ambattha).
Kính   thưa  các  bạn!  Kinh sách  Đại  Thừa sai thì Thầy Thông Lạc nói sai. Kinh sách Nguyên  Thủy  đúng  thì nói  đúng.  Thầy  Thông Lạc không nhút  nhát  như các bạn tưởng.  Thầy Thông Lạc dám nói thẳng giống như đức Phật nói  thẳng  với  những  Bà  La  Môn  ngu  thì nói ngu, vô  giáo  dục  thì nói  vô  giáo  dục.  Dùng  lời nói  thẳng  ngu,  sai  hay  vô  giáo  dục  đều  là  ái ngữ. Vì lời nói thẳng mới giúp người ta nhìn  lại mới thấy được cái sai của mình.  Đó không phải là lời  nói ái ngữ sao? Chỉ  có các nhà  Đại Thừa không  hiểu  chữ  ái  ngữ,  nên  cho rằng  lời  nói ngu si và vô giáo dục là không ái ngữ, là lời nói ác ngữ.
Các nhà Đại Thừa hiểu sai ý nghĩa của lời nói. Lời nói mạnh thẳng là giúp cho người ta tỉnh  ngộ,  trở  về  với  sự  chân  chánh,  chứ  đâu phải  chửi  mắng  họ:  tại  họ  ngu si  phải  nói  họ ngu si, tại  họ  vô  giáo  dục  phải  nói  họ  vô  giáo dục  để họ thấy một sự thật họ là như vậy.
Kính  thưa các bạn! đọc hai đoạn kinh trên đây,  các  bạn  thấy  rõ  ngôn  ngữ  của  người  tu



chứng không khác của người  tu chưa chứng chỉ có  áp  dụng đúng  hay sai  trong  mọi hoàn  cảnh và  các  đối   tượng.  Trong  lúc  áp  dụng  những ngôn ngữ ấy, người tu chưa chứng do sân tức giận mà mắng chửi người khác cho đã  cơn giận dữ,  ngược  lại  người  đã  tu  chứng  đạo  khi dùng ngôn  ngữ  ấy  không  phải  do sân  giận  dữ  mà  vì lòng thương kẻ vô minh muốn để nhiếp phục kẻ vô minh  ấy, người  tu  chứng liền  KHAI  GIỚI  ÁI NGỮ, sử dụng ngôn ngữ và lời nói thẳng, mạnh áp  đảo  để   bẻ  gãy  những  tư  tưởng  sai  lầm, những tư tưởng không chân chánh.
Cho nên, các bạn bảo rằng người tu chứng không  dám  nói  thẳng  sao? Chỉ  có  lời  nói  nhỏ nhẹ,  êm  dịu, ôn tồn  v.v.. các bạn hiểu  như vậy là hiểu sai lầm, hiểu không đúng các bạn ạ!
Gương hạnh  của  đức  Phật  còn  đó,  sao các bạn phủ nhận những lời nói của đức Phật ngày xưa được.
Các  bạn  đừng  nghĩ  tưởng  theo  kiến giải của  mình  mà  cho người  khác  sai.  Hãy  dựa vào kinh sách  Nguyên  Thủy  mà  nghiên  cứu  cho thật kỹ. Kinh sách Nguyên Thủy là một bằng chứng  rất  sống   động  mà  không  ai  dám  phủ nhận được.



KINH PHẬT MÀ HIỂU
SAI NGHĨA LÀ MỘT TAI HẠI LỚN


LỜI PHẬT DẠY

‚Chư  Tỳ   kheo,  ở     đây   có   một   số người  ngu  si  học pháp  như  kinh Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm ứng ngữ,  Như   thị ngữ,  Bổn  sanh,  Vị tăng hữu pháp, Phương  Quảng. Sau  khi  học các  pháp   này,   họ không quán xét   ý nghĩa những pháp  ấy,  vì ý  không được trí tuệ  quan  sát,  nên  không trở  thành rõ ràng.
Họ  học pháp  chỉ  vì lợi  ích,  muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn cho khoái  khẩu biện luận,  và họ không đạt  được  mục  tiêu  mà  sự  học pháp   hướng đến.   Những pháp   ấy   vì nắm giữ  sai  lạc  nên  đưa  họ đến  bất hạnh, đau  khổ lâu dài. Vì  sao vậy? Này các  Tỳ  kheo,  vì nắm giữ  sai  lệch  các pháp.  Cho  nên   Tỳ  kheo,  ví  như   một người ưa muốn rắn nước. Người đó



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!