Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-8



Sự cố chấp, bảo thủ thứ ba là “Giới cấm thủ”.  Vậy  Giới  cấm  thủ  nghĩa  là  gì? Giới  cấm thủ là chữ Hán, nghĩa là những giới luật bắt buộc  một  cách  vô  lý  như:  tu  hạnh  con bò,  tu hạnh   con  chó,   đứng   một   chân,   ngâm   mình trong nước, ăn phân bò con, ăn rất ít, ngủ ngồi, ngủ  đứng,  ngủ  trên  rác  bẩn,  giết  1.000  người thì chứng  đạo,  v.v..  thì mới  được  cộng  trú  với Phạm Thiên.
Ba chữ “Giới Cấm Thủ” có nghĩa là bảo thủ, cố chấp vào tà giới luật làm khổ mình,  khổ người,  phí  công  sức  tu  tập  mà  chẳng  tìm thấy sự giải thoát chân thật.
Những giới luật của Phật giáo là những hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người.  Nên  giới  luật  đã  giúp  cho những  người biết giữ gìn thì có một đời sống an lạc với tâm hồn thanh thản và vô sự, tràn đầy hạnh phúc trong  cuộc  sống.  Cho  nên,  giới  luật  của  Phật giáo là pháp môn thiện giúp cho con người sống trong thiện pháp. Nó là nền tảng đạo đức nhân bản - nhân quả của loài người.
Còn  giới  cấm  thủ  là  các  ác  pháp.  Ví  dụ: Khi ngồi  kiết  già  hai  chân  bị  đau mà  cố  ngồi chịu đau cho hết giờ. Đó là giới cấm thủ, là giới luật  làm  khổ  mình  mà  cứ  cố  giữ  gìn.  Người  tu

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


khổ  hạnh  là  người  bị  giới  cấm  thủ  ràng  buộc. Cho  nên,   Đạo   Phật   không   chấp   nhận   khổ hạnh, vì khổ hạnh đi ngược lại đường lối giải thoát của Đạo Phật. Vì thế đức Phật nói: “Đạo Ta không  có  thời  gian đến  để  mà thấy…”. Chính  lời dạy  này  mà  chúng  ta  mới  biết  Phật giáo là đạo giải thoát thật sự, không dối người.
Sự  cố  chấp,  bảo  thủ  thứ  tư  là  “Ngã chấp thủ”. Vậy Ngã chấp thủ nghĩa là gì? Ngã chấp thủ  chữ  Hán,  nghĩa  là  bảo  thủ,  cố  chấp  sắc, thọ, tưởng,  hành, thức là  ngã  của  mình,  cho là ta,  là  của  ta,  bản  ngã  của  ta.  Nếu  ai  động  đến thì sân  hận,  giận  dữ,  sinh  ra phiền  não  khổ đau, v.v..
Con người  sinh  ra ở   đời  vì  lầm  chấp  ngã là  thật  có,  nên  phải  chịu  nhiều  thứ  khổ  đau. Bởi vì chấp ngã nên xem ngã bằng trời, nếu ai đụng đến  ngã  của  họ  là  họ  sẽ  ăn  thua  đủ... Cướp của, giết người, gian tham trộm cắp  cũng vì  ngã,  cờ  gian  bạc  lận  cũng  vì  ngã,  làm  việc mê  tín, bói  khoa,  cúng  sao giải  hạn,  xin  xăm bói quẻ, cầu siêu cầu an lường gạt người cũng vì ngãõ...
Ngã  chấp  thủ  là  những  từ  chỉ  cho sự  lầm lạc,  ngu si  lầm  chấp  cái  không  thật  có  mà  cho là có thật. Ai cũng biết năm duyên ngũ uẩn hợp



lại thành một con người, khi năm duyên này rã ra thì chẳng có cái chi  là  con người, là  ngã  cả. Bởi chúng ta không chịu tư duy suy xét  cho kỹ lại xem cái gì là ngã ở  đâu. Nếu thật có ngã thì sau khi chết  cái  ngã  ở   đâu  hay chỉ  còn  là  một đống đất hôi thối?
Tóm lại: Dục thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Ngã  chấp  thủ  là  bốn  điều bảo thủ  cố  chấp  một cách lầm lạc, sai lệch để mang lấy những hậu quả  khổ  đau  bất  tận  từ  kiếp  này  sang  kiếp khác.
Người  tu  theo  Phật  giáo  thấy  bốn  điều chấp  thủ  này thì rất  sợ hãi, luôn luôn tìm mọi cách từ bỏ, tránh xa. Xem nó như loài rắn độc, khi bị  nó  cắn  thì nọc  độc  lan  khắp  người,  mà không  có  thuốc  gì  cứu  chữa  được. Vì  thế,  mà loài  người  đành  phải  chịu  chết  trong  bốn  loại nọc  độc  này.  Xin  các  bạn  lưu  ý  ngay  từ  phút này cẩn thận dè dặt từng tâm niệm của mình nếu thấy có  bóng dáng của: Dục thủ,  Kiến thủ, Giới  cấm  thủ,  Ngã  chấp  thủ  thì phải  mau mau diệt trừ tận gốc.





LÀM THẾ NÀO ĐOẠN
TẬN LẬU HOẶC NHANH  CHĨNG


LỜI PHẬT DẠY

“Lúc bấy giờ có một Tỳ Kheo sanh khởi suy  nghĩ  như   sau:  “Biết   như  thế nào,   thấy như   thế   nào,   các   lậu   hoặc được đoạn tận lập tức?”
Biết  rõ  tâm niệm  này đức Phật  liền trả lời  với  các  Tỳ  Kheo:  “Này   các   Tỳ Kheo! Pháp đã được giải thích, thuyết giảng; Bốn Niệm Xứ đã được giải thích, thuyết  giảng;  Bốn  Chánh cần  đã  được giải thích, thuyết  giảng; Bốn Như  Ý  Túc đã được giải thích, thuyết giảng; Năm Căn  đã   được  giải  thích  thuyết   giảng; Năm   lực   đã   được   giải   thích  thuyết giảng;  Bảy  Bồ   Đề   Phần  đã  được  giải thích thuyết giảng; Thánh Đạo Tám ngành đã được giải thích thuyết giảng.
Như   vậy,   này   các   Tỳ   kheo,   pháp được Ta  giải thích thuyết giảng. Vậy mà ở   đây  còn  có  Tỳ  Kheo khởi lên  suy nghĩ như  sau: “Biết thế nào, thấy thế nào, các lậu hoặc được đoạn  tận lập tức?”.



CHÚ GIẢI:
Tất cả các pháp đã được đức Phật giải thích và  thuyết  giảng ở   trên,  nếu là  một  người biết  đời khổ  như  thật,  không  có  một  vật  gì là của   mình,   thì  ngay  đó    buông   bỏ   tức   khắc, không  còn  tiếc  rẻ  một  thứ  gì nữa,  ngay cả  đến
thân  mạng  cũng  bỏ  sạch.  Chính  buông  bỏ  như
vậy, lậu hoặc đã  được đoạn dứt tức thời. Nhưng tại sao các vị Tỳ Kheo này đã nghe Phật thuyết giảng và giải thích mà lậu hoặc vẫn còn, không đoạn tận  được  nên  mới  có  những  câu  hỏi  như
vậy.


Thưa  các   bạn!  Chính   vì  các   bạn  nghe thuyết giảng hiểu biết, nhưng sự hiểu biết của các  bạn  chưa như  thật.  Do  sự  hiểu  biết  chưa như thật nên các bạn buông bỏ chưa sạch, hoặc vì nghiệp của các bạn quá sâu dày, tuy có tâm huyết buông bỏ, nhưng nhân quả còn đeo mang chưa chịu  ly hay nói  cách  khác  là  chưa chuyển
hóa.

Những pháp trên đây đã được  Phật thuyết giảng để  cho chúng ta tu tập  chuyển  hóa  nhân quả.  Nhờ  tu  tập  theo  các  pháp  này  đúng  cách thì  mới   chuyển   hóa   nhân   quả   sạch   được.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Chuyển  hóa  nhân  quả  sạch  được tức  là  tâm  vô
lậu.

Bài  pháp  trên  đây  để  xác  định cho chúng ta thấy rằng Phật giáo chỉ có những pháp này mà  thôi,  không  còn  pháp  nào  khác  nữa.  Như thế  chúng  ta  không  bị  kẻ  khác  lừa  đảo,  vì  nó được xác định quả quyết của Phật, khi các vị Tỳ Kheo hỏi Phật còn có pháp nào vô lậu nữa không?
Xin   các  bạn   đọc  lại  đoạn kinh trên  để thấy  Phật  giáo  chỉ  có  những  bài  kinh vô  lậu thiết  thực,  cụ   thể,  thực  tế  và  rất  đơn  giản: “Lúc bấy giờ có một Tỳ Kheo sanh khởi suy nghĩ như  sau: “Biết  như thế  nào, thấy  như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”.
Biết rõ tâm niệm này đức Phật liền trả lời với các Tỳ Kheo: “Này các Tỳ Kheo! Pháp đã được  giải  thích, thuyết  giảng;  Bốn  Niệm Xứ đã được giải thích, thuyết giảng; Bốn Chánh Cần đã được  giải thích, thuyết giảng; Bốn Như Ý Túc đã được giải thích, thuyết giảng; Năm Căn đã được giải thích thuyết giảng; Năm Lực đã được giải thích thuyết  giảng;  Bảy  Bồ   Đề   Phần  đã  được



giải  thích thuyết  giảng;  Thánh Đạo  Tám Ngành  đã  được  giải  thích  thuyết  giảng. Như  vậy,  này  các  Tỳ  Kheo,  pháp  được Ta giải  thích thuyết  giảng.  Vậy mà ở  đây còn có  Tỳ  Kheo  khởi lên  suy  nghĩ  như   sau: “Biết thế nào, thấy thế nào, các lậu hoặc được đoạn  tận lập tức?”.
Đọc  qua đoạn kinh này,  các  bạn  đã  biết rõ,  Đạo  Phật  chỉ  có  37 phẩm  trợ  đạo,  không còn  pháp  nào  khác  hơn  nữa.  Vì  đó  là  lời  của đức  Phật  đã  xác  định. Còn  có  pháp  nào  khác nữa là của ngoại đạo.





HỮU GỒM  CĨ BA


LỜI PHẬT DẠY

1-  “Dục hữu

2-  Sắc hữu

3-  Vô sắc hữu”



CHÚ GIẢI:
CÕI NGƯỜI

Dục hữu là gì? Dục là lòng ham muốn; hữu là  có.  Dục  hữu  danh  từ  Hán  có  nghĩa  là  loài người và muôn loài động vật trong cõi thế gian này.  Vì  loài  người  và  các  loài  động  vật  đều  có sự ham muốn (thích dục) giống như nhau, nên thường  sống  trong  dục  (ham  muốn).  Nói  dục hữu  là  nói  tâm  trạng  của  tất  cả  chúng  sanh trong vũ trụ nhất là trên hành tinh này.
Tóm  lại,  dục  hữu  tức  là  dục  giới  có  nghĩa là thế giới của loài người và loài thú vật.



ĐỊNH HỮU SẮC

Sắc hữu nghĩa là gì? Sắc hữu là chỉ cho cảnh giới bốn thiền. Cảnh giới bốn thiền tức là trạng thái Tứ Thánh Định. Bốn trạng thái này trong kinh sách Đại Thừa thường gọi là bốn cảnh Trời hữu sắc:
1/ Sơ Thiền Thiên

2/ Nhị Thiền Thiên

3/ Tam Thiền Thiên

4/ Tứ Thiền Thiên

Bốn trạng thái thiền này do ý thức tu tập tạo  ra, nên  gọi là  bốn  sắc  cứu  cánh  thiên.  Cho nên  nói  sắc  hữu  là  chúng  ta  biết  ngay  là  bốn trạng thái Tứ Thánh Định.

ĐỊNH VÔ SẮC

Vô  sắc  hữu  nghĩa  là  gì? Vô  sắc  hữu  nghĩa là chỉ cho cảnh giới bốn thiền vô sắc. Cảnh giới bốn thiền vô sắc tức là trạng thái Tứ Không Tưởng Định. Bốn trạng thái này mà trong kinh sách  Đại  Thừa  thường  gọi là  bốn  cảnh  Trời  vô
sắc:

1/ Không Vô Biên Xứ Tưởng Thiên.

2/ Thức Vô Biên Xứ Tưởng Thiên.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


3/ Vô Sở Hữu Xứ Tưởng Thiên.

4/  Phi  Tưởng  Phi  Phi  Tưởng  Xứ  Tưởng
Thiên.

Bốn trạng thái thiền này do tưởng thức tu tập  tạo  ra,  nên  gọi  là  bốn  vô  sắc  cứu  cánh thiên. Cho nên, nói đến Vô sắc hữu là nói đến bốn định tưởng này.





THẾ GIỚI SIÊU  HÌNH   KHƠNG   CĨ


LỜI PHẬT DẠY

“Này  Hiền  giả  Channa, tôi tận  mắt nghe  Thế  Tôn,  tận  mắt nhận lãnh  từ Thế Tôn giáo giới này cho tôn giả Kaccànaghotta:  “Thế  giới  này dựa  trên hai  quan  điểm,  này  Kaccàna,  hiện hữu và không hiện hữu. Ai thấy như  thật với chánh trí tuệ  sự  tập  khởi của  thế  giới, thì  không chấp  nhận  là  thế  giới  không hiện hữu!  Nhưng này  Kaccàna,  ai thấy như  thật với  chánh trí tuệ  sự  đoạn  diệt của thế giới, thì  không chấp nhận là thế giới có hiện hữu. Thế giới này phần lớn, này   Kaccàna  là  chấp thủ  các  phương tiện  và  bị  trói buộc  bởi  những  thành kiến.  Với  ai không đi  đến  không chấp thủ,   không an   trú   vào   chấp thủ   các phương tiện, tâm không an trú và thiên kiến  tùy  miên, vị  ấy  không  nói: “Đây  là tự  ngã  của  tôi”. Với  ai nghĩ   rằng:  “Cái gì khởi lên là đau khổ, cái gì diệt là đau


khổ”,  vị   ấy   không   có   phân   vân   nghi hoặc.  Trí ở   đây  không mượn nhờ  người khác.  Cho đến  như  vậy,  này Kaccàna  là
Chánh trí”.



CHÚ GIẢI:

Đọc đoạn kinh này  chúng ta thấy rất  rõ ràng đức Phật đã xác định thế giới hữu hình  và thế giới siêu hình  không có thật.
Con  người  trên  hành  tinh này  đều   dựa trên hai quan điểm  cực đoan “có” và “không” mà  cho rằng:  “Có  hai thế  giới  hữu hình và vô  hình”.  Cho  nên  có  người  chấp  nhận  “có hiện hữu” thì không chấp nhận  “không  hiện hữu”. Nhưng  sự  hiện hữu do duyên  hợp  mà  có nên   thành   không   có.   Con  người   không   có chánh trí tuệ, nên điên đảo lầm chấp là thật có hai thế giới hữu hình  và siêu hình.
Con  người  đau khổ  vì  thế  giới  không  có thật  mà  cứ  nghĩ  tưởng  là  có  thật,  do đó  chấp chặt không dám buông xuống.
Cho nên có hiểu biết sắc là vô thường, là khổ, là vô ngã, nhưng  biết là để  biết, từ bỏ thì

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


không  từ  bỏ,  vẫn  thấy  sắc  là  mình,   là  của mình,  là bản ngã của mình.
Đức Phật đã xác định thế giới siêu hình không có thật là tuyệt vời: “Ai  thấy  như  thật với chánh trí tuệ sự tập khởi của thế giới, thì   không chấp nhận là  thế  giới  không hiện hữu! Nhưng  này   Kaccàna,   ai  thấy như  thật với  chánh trí tuệ  sự  đoạn  diệt của thế giới, thì  không chấp nhận thế giới có hiện hữu”.
Khi đọc đoạn kinh này  chúng  ta  cần  phải hiểu  rõ  nghĩa  những  từ.  Vậy  thế  giới  không hiện hữu là gì? Và thế giới có hiện hữu là gì?
Thế giới không hiện hữu là thế giới không có hình  sắc, thế giới không hình  sắc tức là thế giới vô hình.
Thế  giới  có  hiện  hữu  là  thế  giới  có  hình sắc, tức là thế giới mà chúng ta đang sống đang có mặt. Hai  thế giới này đều do tưởng tri dựng lên,  nó  đều   không  như  thật.  Nếu  người  nào chấp  nó  thì phải  thọ  chịu  lấy  những  sự  khổ đau.




PHÁP MƠN  NHƯ  LÝ TÁC Ý


LỜI PHẬT DẠY

“Thưa Hiền giả Sàriputta (Xá Lợi Phất)  những  pháp  gì Tỳ  kheo  giữ  giới cần phải như  lý tác ý?
Này Hiền giả Kotthika, Tỳ Kheo giữ giới  cần  phải  như  lý  tác  ý  năm thủ  uẩn là vô thường,  khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, người lạ hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
Thế   nào   là   năm? Tức   là   sắc   thủ uẩn, thọ thủ  uẩn, tưởng  thủ  uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
Này Hiền giả Kotthika, vị Tỳ Kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là  vô  thường, khổ,  bệnh  hoạn,  ung nhọt, mũi  tên,  bất  hạnh, ốm  đau,  người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỳ Kheo  giữ  giới  do như  lý  tác  ý  năm thủ uẩn này  là  vô  thường... vô  ngã,  có  thể chứng được quả “Dự lưu”.



Với Tỳ Kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như  lý tác ý nữa?
Với Tỳ Kheo đã chứng quả Dự lưu, này  Hiền  giả  Kotthika  cần  phải  tác  ý năm thủ uẩn  này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra,  này Hiền giả, Tỳ Kheo Dự lưu, do như  lý tác ý năm thủ uẩn này  là  vô  thường... vô  ngã,  có  thể chứng được quả “Nhất lai”.
Nhưng Tỳ  Kheo Nhất Lai, này Hiền giả   Sàriputta,   phải   như   lý   tác   ý   các pháp gì?
Tỳ Kheo Nhất Lai, này Hiền giả Kotthika, phải như  lý tác ý năm thủ uẩn này  là  vô  thường... vô  ngã.  Sự kiện  này có thể xảy ra.
Này  Hiền  giả,  Tỳ  Kheo Nhất Lai do như   lý  tác  ý  năm thủ  uẩn này   là  vô thường... vô  ngã,  có  thể  chứng được quả “Bất Lai”.
Nhưng Tỳ  Kheo  Bất  Lai, này  Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?


Tỳ Kheo Bất Lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như  lý tác ý năm thủ uẩn  này là  vô  thường... vô  ngã.  Sự kiện này có thể xảy ra,  này Hiền giả, Tỳ Kheo Bất  Lai, do  như  lý  tác  ý  năm thủ  uẩn này là  vô  thường... vô  ngã,  có  thể  chứng được quả “A La Hán”.
Nhưng Tỳ Kheo A La  Hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?
Với  vị A La  Hán, này  Hiền giả Kotthika, không có  gì phải làm nữa hay không có  phải  thêm  gì nữa  trong  công việc làm.
Những sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này   sẽ đưa  đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
(Tương Ưng kinh tập 3 trang 298)



CHÚ GIẢI:



QUẢ TU  ĐÀ HOÀN

Theo như trong bài kinh này dạy thì pháp tu  hành  phải  có  kết  quả  từ  thấp  đến  cao đều duy nhất  có  một  pháp  tu  tập,  đó  là  pháp  NHƯ LÝ  TÁC  Ý   NĂM  THỦ  UẨN.  Khởi  sự  bắt  đầu  tu tập là phải tu tập giới luật. Vậy tu tập giới luật phải tu tập như thế nào?
Chúng ta hãy lắng nghe pháp thoại giữa ông  Sàriputta  và  ông  Kotthika: “- Thưa Hiền giả  Sàriputta,  (Xá  Lợi Phất)  những  pháp gì Tỳ kheo giữ giới cần phải như  lý tác ý?
- Này Hiền giả Kotthika, Tỳ Kheo giữ giới cần phải như  lý tác ý năm thủ uẩn là vô  thường,  khổ, bệnh  hoạn,  ung  nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, người lạ hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
Thế  nào  là  năm? Tức  là  sắc  thủ  uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn”.
Như các bạn đã  biết năm thủ uẩn là  thân ngũ  uẩn  của  các  bạn.  Mục  đích  của  bài  pháp này dạy là các bạn tu tập năm thủ uẩn bằng pháp như lý tác ý với câu này: “Năm  thủ  uẩn là  vô  thường, khổ, bệnh  hoạn,  ung  nhọt,



mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau,  người lạ  hủy  hoại,  rỗng không,  vô  ngã”. Muốn giữ gìn giới luật  nghiêm  chỉnh,  không  hề  vi phạm một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào,  thì luôn  luôn  phải  tác  ý câu  trên  đây.  Tác  ý  câu  trên  đây  cho đến  khi nào  giới  luật  nghiêm  chỉnh,  tức  là  giới  luật thanh tịnh.  Giới  luật  thanh  tịnh là  các  bạn đã được dự  vào  dòng  Thánh.  Được  dự  vào  dòng Thánh.   Dòng   Thánh   có   tên   gọi   là   TU   ĐÀ HOÀN.  Cho nên,  bài  kinh này  đã  xác  định rõ ràng: “Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỳ Kheo giữ giới do như  lý tác ý năm thủ uẩn này  là  vô  thường... vô  ngã,  có  thể  chứng được quả “Dự lưu” (Tu Đà Hoàn)”.

QUẢ TƯ ĐÀ HÀM

Khi Giới  luật  nghiêm  chỉnh  các  bạn sẽ  là một  bậc  Thánh  giới  của  Phật  giáo,  tức  là  các bạn  đã   ly dục  ly  ác  pháp  tương  ưng  với  Sơ Thiền. Khi tu tập đạt được kết quả này các bạn lại tiến bước thêm trên đường thiền định bằng phương  pháp  như  lý  tác  ý  năm  thủ  uẩn  như trong kinh dạy: “ Với Tỳ Kheo đã chứng quả Dự   lưu,  này   Hiền   giả   Sàriputta,   những pháp gì cần phải như  lý tác ý nữa?



- Với  Tỳ  Kheo  đã  chứng  quả  Dự  lưu, này Hiền giả Kotthika cần phải tác ý năm thủ  uẩn này  là  vô  thường... vô  ngã.  Sự kiện  này  có  thể  xảy  ra,  này  Hiền  giả,  Tỳ Kheo Dự lưu, do như  lý tác ý năm thủ uẩn này  là  vô  thường... vô  ngã,  có  thể  chứng được quả “Nhất lai”.
Chỉ có một pháp duy nhất NHƯ LÝ TÁC Ý NĂM THỦ UẨN  mà các bạn đã chứng quả Nhất Lai.  Quả Nhất Lai là quả TƯ  ĐÀ HÀM,  quả này tương ưng với quả Nhị Nhiền. Như vậy, các bạn muốn nhập Nhị Thiền thì các bạn chỉ cần dùng pháp  NHƯ LÝ  TÁC  Ý   NĂM  THỦ  UẨN  là  diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền.
Bây  giờ  các  bạn  biết  rõ  pháp  tu  tập  để nhập  Nhị  Thiền  chưa?  Từ  lâu  các  bạn  chỉ  ở trên lý thuyết của các học giả. Bây giờ không còn lý thuyết nữa là pháp hành cụ thể rõ ràng, không còn mơ hồ trừu tượng nữa.

QUẢ A NA HÀM

Hiện giờ  các  bạn  nhập  được Nhị  Thiền, chứng  được  quả  Nhất  Lai  thì các  bạn  lại  tiếp tục tu tập pháp NHƯ LÝ TÁC Ý  NĂM THỦ UẨN như   trong   kinh  đã   dạy:   “Nhưng  Tỳ   Kheo



Nhất Lai,  này   Hiền  giả  Sàriputta,  phải như  lý tác ý các pháp gì?
Tỳ Kheo Nhất Lai, này Hiền giả Kotthika, phải  như  lý  tác  ý  năm thủ  uẩn này là  vô  thường... vô  ngã.  Sự kiện  này có thể xảy ra.
Này  Hiền  giả,  Tỳ  Kheo  Nhất Lai,  do như  lý  tác  ý  năm  thủ  uẩn này  là  vô thường... vô  ngã,  có  thể  chứng được  quả “Bất  Lai”.  Do  tu  tập  pháp  NHƯ  LÝ  TÁC  Ý NĂM THỦ UẨN mà chứng được quả bất lai.  Quả bất  lai tức  là  Quả  A Na Hàm.  Quả  A Na Hàm tương  ưng quả  của  Tam Thiền là  ly hỷ  trú  xả. Như vậy các bạn muốn nhập Tam Thiền thì chỉ cần  thực  hành pháp  NHƯ LÝ  TÁC  Ý  NĂM  THỦ UẨN.

QUẢ A LA HÁN

Sau khi tu tập chứng quả A Na Hàm xong thì các  bạn  tiếp  tục  tập  để   chứng  quả  A  La Hán, muốn tu chứng quả A La Hán thì các bạn nên tu tập Thiền Thứ Tư. Thiền Thứ Tư là phải tịnh  chỉ  hơi  thở,  là  phải  xả  lạc,  xả  khổ,  xả niệm  thanh  tịnh.  Như  vậy,  muốn  tịnh  chỉ  hơi thở xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì phải làm sao? Tu tập như thế nào để  đạt được quả A

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!