Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -14



tôn  trọng  hạnh  độc  cư nên  sự  tu  tập  không  có kết quả. Sự tu tập không có kết quả nên họ bị thối chuyển, bỏ cuộc tu hành.
Thưa các bạn! Các bạn có nhân với tu viện nhưng  các bạn không có  duyên,  vì vậy  các bạn phải  biết  tiếp  tục  tạo  duyên  mới.  Tạo  duyên mới như thế nào?
Tạo duyên mới là các bạn phải tu tập đúng giới luật và pháp do lời dạy của Thầy thì đó  là tạo  duyên  mới,  còn  các  bạn  sống   và  tu  tập không đúng lời dạy này là các bạn tạo hết duyên.  Khi hết  duyên  thì không  bao lâu  các bạn sẽ rời khỏi tu viện.
Có nhân là các bạn có gặp nhau với Thầy, nhưng duyên không có nên các bạn không sống đúng lời dạy  của  Thầy,  vì  thế  chúng  ta  không được ở  gần nhau và do đó  các bạn biết rằng các bạn có duyên với ngoại đạo vì các bạn đã gieo duyên quá  sâu dày, mặc dù  pháp  tu không giải thoát, nhưng  các bạn vẫn phải bám trụ với nó, do bám trụ mãi mãi để  rồi các bạn tiếp tục với cái  duyên  của  ngoại  đạo  từ  kiếp  này  đến kiếp khác  trong  vô  lượng kiếp  luân  hồi,  lên  xuống trong khổ đau triền miên bất tận.
Pháp  mà  đức  Phật  đã  dạy là  pháp  rất  lợi ích  cho bản  thân  của  các  bạn,  nhưng  các  bạn



không gieo duyên thì làm sao các bạn tu tập được, thường  các  bạn  bỏ  pháp  chánh  tìm pháp tà.  Vì  tà  pháp  còn  mang đầy  ắp  tâm  dục, nên nó cùng đi với con đường dục của thế gian. Cho nên  thuần  đường   dục,   tuy  không  giải   thoát nhưng  các  bạn  vẫn  thích,  vì  tà  pháp  danh  lợi thực thuỳ đầy đủ. Ngược lại, chánh pháp thì ly dục  ly  ác  pháp,  sống   trầm  lặng  độc   cư  một mình, hằng ngày ngồi quét tâm tham, sân, si không để một bóng dáng dục còn sót lại trong tâm.  Con đường  đi  ngược  chiều  danh  lợi  thực thuỳ không khó, nhưng lại khó là vì đi theo nghiệp lực nhân quả.
Tất cả mọi người về tu viện chỉ có “Sống cung kính,  tuỳ  thuận  không  phóng  dật”, thế mà ai nấy cũng đều bỏ cuộc. Cho nên, Phật giáo mất là đi ngược lại dòng đời.
Do không sống đúng lời dạy của đức Phật “Sống cung kính, tuỳ thuận không phóng dật”. Đó là vì các bạn có nhân mà không có duyên, nhưng các bạn không tạo duyên mới, do đó các bạn đi vào ngõ cụt của đường tu.
6- “Sống cung kính, tuỳ thuận lễ phép xã giao”. (Tức là khéo léo thiện xảo thích ứng  trong   mọi hoàn  cảnh  về  oai  nghi   tế hạnh  của  một  người  tu  tập,  theo  chánh



pháp Nguyên Thuỷ). Đây là điều cung kính cuối cùng trong Phật pháp, chúng ta hãy đọc và xem  xét  kỹ  lời dạy  và  hãy  lặp  lại  những  chữ cần  thiết  trong  lời  dạy  này:  “Cung kính,  tuỳ thuận   lễ   phép   xã   giao”.  Cung  kính,   tùy thuận  các  bạn  đã  hiểu  nghĩa,  nhưng  còn  bốn chữ  lễ   phép  xã  giao.  Vậy  “lễ  phép  xã  giao” nghĩa là gì?
Đối với Đạo Phật lễ phép xã giao không phải là theo lễ phép xã giao thường như ngoài đời mà lễ  phép xã giao là sống đối xử với nhau không  làm  khổ  mình,   khổ  người,  tức  là  biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng.
Lễ phép xã giao là cách đối xử với mọi người, luôn luôn phải thấy mọi người đều là người tốt, người thiện, như đức Phật đã dạy: “Thấy  lỗi  mình đừng  thấy lỗi  người”.  Nhờ thấy  như  vậy,  nên  đó  là  cách  thức  cung kính, tuỳ thuận lễ  phép xã giao của Đạo Phật, khiến cho  sự  sống  tràn  đầy  hạnh  phúc  an  vui  cho mình  và  cho người.  Cách  thức  lễ  phép  xã  giao của  Đạo  Phật  là  các  pháp  ác  không  nên  làm, nên làm các pháp thiện.
Cho nên, cuộc sống chung đụng  đối xử với nhau là phải lấy lễ  phép xã giao tức là ngăn ác diệt ác pháp, luôn luôn sanh thiện tăng trưởng



thiện.  Muốn  được vậy  thì hằng  ngày  phải  tâm niệm:  “Biết  chuyện  mình, không nên  biết chuyện người, người làm hay không làm là điều của họ, còn ta thì  nên sửa mình từng phút từng giây không nên biếng trễ”. Xin các bạn lưu ý có biếng trễ là có khổ đau.
Tóm lại, “Sống cung kính, tuỳ  thuận  lễ
phép  xã  giao” của  Phật  giáo  bằng  câu  Kinh
Pháp Cú:

“Không nên nhìn lỗi người Người làm hay không làm Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay không làm”.



Õ


THÂN HÀNH NIỆM


LỜI PHẬT DẠY

“Thật vi diệu thay, chư Hiền Giả! Thật hi  hữu  thay,  chư  Hiền  Giả!  Thân Hành Niệm, khi  được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả,  Kiến Giả,  bậc  A  La   Hán,  Chánh Đẳng Giác tuyên bố.
Và này  các Tỳ Kheo,  Thân Hành Niệm tu  tập  như  thế  nào, có  quả  lớn,  có công đức lớn?”.
(Trung  Bộ kinh trang 265, 266)


CHÚ GIẢI:
Muốn hiểu rõ pháp môn Thân Hành Niệm  trong  đoạn kinh này  thì chúng  ta  cần nên xem xét những cụm từ cho rõ nghĩa:

1- Thực hành

2- Tu tập



3- Làm cho sung mãn

4- Làm thành cỗ xe

5- Làm thành căn cứ địa

6- Làm cho kiên trì

7- Làm cho tích tập

8- Khéo tinh cần thực hành.

  Cụm  từ  thứ  nhất:  Thực  hành  có  nghĩa là  làm theo  phương pháp  đã  dạy, phương pháp dạy  như  thế  nào  thì làm  đúng  như  thế  nấy. Nghĩa của thực hành là biến ra hành động theo đúng  lời dạy không làm sai.
  Cụm từ thứ hai:  Tu  tập có nghĩa là sửa đổi tâm tánh, thiện xảo trong các pháp thực hành,  biết  linh động  khi thực  hành  cho phù hợp  trong  mọi tình huống, mọi tâm trạng, mọi hoàn cảnh…
Chữ  tu  tập  không  có  nghĩa  là  ngồi  thiền, gõ mõ tụng kinh, niệm chú, niệm Phật
Chữ  tu  tập  của  Phật  giáo  có  nghĩa  là  tu sửa  đổi  những  lỗi  lầm,  để   không  còn  lỗi  lầm nữa,  để  từ  bỏ  thói  hư tật  xấu,  để  từ  người  xấu trở thành người tốt, để  từ phàm phu trở thành Thánh nhân.



Cho  nên,  tu  tập  cũng  có  nghĩa  là  thực hành  nhưng  thực  hành  rất  linh động  nhằm thực hiện đạo  đức làm người, làm Thánh, chứ không  có  nghĩa  thực  hành  theo  môn  thể  thao Võ   công,   Khinh   công,   Nội   công,   Khí   công, Nhân điện, Yoga…
Từ  xưa đến  nay,  người  ta  hiểu  hai  chữ  tu tập là phải theo một  tôn giáo nào và tu tập để thành  Tiên, thành  Phật,  để   được sinh  về  cõi Trời, cõi Phật, cõi Cực Lạc Tây Phương, chứ người ta không mấy ai lưu ý tu là sửa sai những lỗi  lầm,  là  ngăn  ngừa  các  ác  pháp  và  diệt  trừ các ác pháp để cho tâm được thanh thản, nhẹ nhàng, an lạc v.v..
  Cụm từ thứ ba: Làm cho sung mãn có nghĩa là cho nhuần nhuyễn, làm cho nhịp nhàng, làm cho thành một thói quen từ hành động này chuyển sang những hành động khác một  cách  tự  nhiên  không  còn  thiếu  sóùt  một hành động nào, rất là đầy đủ  trong pháp Thân Hành Niệm.
Làm  cho sung mãn,  còn  có  nghĩa  là  làm cho khỏe mạnh, làm cho dồi dào năng lượng tăng cường năng lực.
 Cụm từ thứ tư: Làm thành cỗ xe, có nghĩa là kết hợp tấát cả mọi thân hành nội hay



ngoại làm thành một cỗ xe. Ở  đây, có nghĩa là tất cả thân hành ngoại nội như: đi, đứng, ngồi, nằm,  co tay  duỗi  chân  và  hít thở  đều  kết  hợp lại  như  một  vòng  tròn  bánh  xe  và  khi thực hành giống như bánh xe lăn chung quanh một cái  trụ.  Khi tất  cả  những  thân  hành  đều được kết hợp một cách chặt chẽ nên kinh dạy: “Làm thành cỗ  xe  kiên  cố”.   Khi  cỗ  xe  đã  được thành  lập  kiên  cố  thì chúng  ta  mới  đủ  điều kiện để   cán  nát  giặc  sanh  tử  luân  hồi,  mới thắng được nghiệp lực muôn đời ngàn kiếp.
   Cụm  từ  thứ  năm:  Làm  thành  căn  cứ địa, có nghĩa là người tu hành khi ôm pháp Thân  Hành  Niệm  phải  kết  hợp  chặt  chẽ  từ hành  động  này  kế   hành  động  khác  liên  tục không có một kẻ  hở, những hành động ấy phải miên mật kín  như tường đồng vách sắt nên hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng, hôn tịch, ngoan không  và  vô  ký  không  xen  vào  được và  cũng không để các cảm thọ như: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất  lạc  bất  thọ  khổ  tác  động  vào  thân  tâm được.
Có  tu  tập  được như  vậy,  mới  thấy  pháp môn  Thân  Hành  Niệm  là  căn  cứ  địa tốt  nhất cho  cuộc  chiến  đấu  giành  thắng  lợi  làm  chủ sanh tử luân hồi.



Nếu tu tập pháp Thân Hành Niệm mà tạo được một  căn  cứ  địa thì giặc  sanh  tử  luân  hồi không tấn công vào được thân tâm thì sự tu tập của chúng ta mới hoàn thành viên mãn.
Ví  dụ: khi bạn  tu  tập  pháp  Thân  Hành Niệm,  lúc  bấy  giờ  pháp  ấy  đã  biến  thân  tâm của bạn là một căn cứ địa thì không bao giờ có giặc loạn tưởng, giặc hôn trầm thùy miên giặc vô  ký,  trạo  cử,  giặc  cảm  thọ  trong  khi bạn ôm pháp  tu  tập  thì nó  không  bao giờ  đánh  vào được, đó là bạn đã biến pháp môn Thân Hành Niệm  thành  căn  cứ  địa nơi  thân  tâm  bạn,  còn ngược lại bạn còn bị những chướng ngại kể trên tác  động  vào  thân  tâm  được  thì pháp  môn  ấy chưa trở thành căn cứ địa. Chưa trở thành căn cứ  địa thì bạn hãy  tập  luyện  nhiều  hơn nhưng cũng  tuỳ  ở   giới  luật  của  bạn  có  nghiêm  chỉnh hay không.
Trong lúc pháp môn Thân Hành Niệm của bạn chưa thành căn cứ địa nhưng nó vẫn thành tựu như một cỗ xe kiên cố. Tuy rằng, nó còn có mọi  chướng  ngại  pháp  xâm  chiếm  vào,  nhưng bạn cứ  ôm  pháp  tiến  lên  vượt  qua các  chướng ngại ấy mà chiếc xe Thân Hành Niệm của bạn không  dừng  lại  là  bạn  đã  kết   hợp  các  Thân Hành  Niệm  thành  được cỗ  xe kiên  cố.  Nếu  cỗ



xe bạn bị đứng lại khi bị những chướng ngại pháp  thì bạn  là  người  chưa kết  hợp  các  Thân Hành Niệm trở thành cỗ  xe mà chỉ  mới tu tập pháp Thân Hành Niệm mà thôi.
Khi nào  bạn  thấy  pháp  Thân  Hành  Niệm của  bạn  không  có  một  chướng  ngại  pháp  nào tác  động  vào  thân  tâm  được. Là  nó  đã  trở thành căn cứ địa của bạn.
  Cụm  từ  thứ  sáu:  Làm  cho  kiên  trì có nghĩa là khi cỗ xe Thân Hành Niệm đã trở thành căn cứ địa thì lúc bấy giờ chúng ta tăng dần  thời  gian  lên  từ  1 đến  5 giờ,  từ  5 giờ  đến
10  giờ,  sự  tăng  thời  gian  lên  như  vậy  gọi  là kiên trì trên pháp Thân Hành Niệm.
  Cụm  từ  thứ  bảy:  Làm  cho tích tập  có nghĩa  là  tích  lũy  sự  tu  tập  càng  lúc  càng  kiên cố   và   chặt   chẽ   hơn   khiến   không   cho  một chướng ngại pháp nào tác động vào thân tâm được. Nếu  các  bạn  chỉ  cần  thiện  xảo  một  chút thì pháp Thân Hành Niệm sẽ linh động tạo thành một nội lực mãnh liệt vô cùng.
  Cụm  từ  thứ  tám:  Khéo  tinh cần  thực hành có nghĩa là từ lúc bắt đầu tu tập pháp Thân Hành Niệm là  phải khéo siêng năng cần mẫn  tu  tập  không  được  gián  đoạn bỏ  qua một



giờ,  một  phút,  một  giây  nào  cả,  phải  cố  gắng tinh cần tập luyện thì mới thấy được những kết quả của pháp môn nầy.

HIỆU QUẢ CỦA PHÁP MÔN THÂN HÀNH NIỆM
Những   hiệu   quả   của   pháp   môn   Thân Hành Niệm như thế nào? Xin  các bạn hãy lắng nghe lời đức Phật dạy: “Cũng vậy, này các Tỳ kheo,  đối  với  vị  nào  tu  tập  Thân Hành Niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã   được  chứng ngộ,   nhờ   thắng trí đến pháp  nào  cần  phải  chứng  ngộ  nhờ  thắng trí, vị  ấy  đối  mặt được  sự  tinh xảo  của pháp  ấy,  dầu  đến  xứ  nào.  Ví  dụ, này  các Tỳ  kheo  trên  đất  bằng  tại  chỗ  ngã  tư  có một  chiếc xe  đậu,  thắng với  những  con ngựa  thuần  thục,  có  roi  ngựa  đặt  ngang sẵn  sàng,  có  người  mã thuật  sư thiện xảo, người   đánh   xe  điều   ngự   các   con  ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái cầm dây cương,  tay  mặt cầm lấy roi  ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui tại chỗ nào  và  như   thế  nào  theo  ý  mình  muốn. Cũng vậy,  này các  Tỳ  kheo,  đối với  vị  nào tu  tập  Thân Hành  Niệm,  làm  cho  sung



mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng tri đến pháp nào  cần phải chứng ngộ  nhờ  thắng  trí, vị  ấy  đối  mặt được  sự  tinh xảo  (của  pháp  ấy)  dầu  với giới xứ nào?”.
Khi tu tập Thân Hành Niệm đã  tạo thành căn  cứ  địa thì chúng  ta  muốn  một  điều  gì thì chỉ  cần  hướng  tâm  với  thắng  trí của  ta  thì sẽ thấy  kết  quả  ngay  liền, có  nghĩa  là  ta  điều khiển thân tâm một cách dễ dàng với ý muốn của ta (thắng trí).
Trong bài kinh này có nêu ra một ví dụ để ta thấy sự hiệu quả của pháp Thân Hành Niệm, nó  giống  như  một  cỗ  xe  ngựa,  có  những  con tuấn mã, dây cương và roi, đều sẵn sàng, người đánh xe cũng đầy đủ. Khi ấy chỉ cần ra lệnh là điều  khiển  chiếc  xe ngựa  đi  tới  đi  lui,  đi  chỗ nào cũng được  dễ dàng.
Hiệu quả của pháp môn Thân Hành Niệm cũng như vậy. Khi ta tu tập pháp môn Thân Hành Niệm đã trở thành căn cứ địa thì bắt đầu các  bạn  điều khiển  thân  tâm  của  các  bạn  như cỗ xe ngựa.
Biết pháp môn Thân Hành Niệm là một pháp  môn có  đầy đủ  thần lực để điều   khiển sự



sống  chết  và  còn  hơn  thế  nữa.  Mong  các  bạn hãy  tinh cần  tu  tập  đừng  có  biếng  trễ  để  sớm làm chủ thân tâm của mình và mang lại hạnh phúc  an vui cho mình,  cho người  không  sao kể hết.

TU  PHÁP MÔN THÂN HÀNH NIỆM XUẤT HIỆN 10 CÔNG ĐỨC LỚN
Khi  chúng   ta  tu   tập   pháp   Thân  Hành Niệm  trở  thành  căn  cứ  địa thì xuất  hiện  mười công đức lớn. Mười công đức lớn ấy không thể nghĩ lường. Vậy, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, Thân Hành Niệm  được  thực hành, được  tu  tập,  được làm cho sung mãn, được làm như  thành cỗ xe, được làm  thành như  căn  cứ  địa, được làm cho kiên trì. Được làm cho tích tập, được   khéo  tinh cần  thực  hành thì   mười công đức ấy có thể mong đợi. Thế nào là mười?
1/ Lạc, bất lạc được nhiếp phục và lạc, bất  lạc  không nhiếp  phục vị  ấy  và  vị  ấy làm nhiếp phục lạc, bất lạc được khởi lên.
2/ Khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục và  khiếp  đảm  sợ hãi  không   nhiếp  phục vị



ấy  và  vị  ấy  luôn  luôn  nhiếp  phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên.
3/ Vị ấy  kham  nhẫn  được  lạnh  nóng, đói khát sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận.
4/ Vị ấy  có  khả  năng chịu đựng  được những  cảm  thọ về  thân khởi lên  khổ  đau nhức  nhối,  thô  bạo  chói  đau,  bất  khả  ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng.
5/  Tuỳ   theo   ý   muốn   không có   khó khăn,  không có  mệt  nhọc,  không có  phí sức,  vị  ấy  chứng được   Bốn  Thiền thuần tuý, tâm tư hiện tại lạc trú.
6/  Vị  ấy   chứng được  các   loại   thần thông,  một thân hiện ra  nhiều thân, nhiều thân hiện ra  một  thân; hiện hình biến  đi ngang  qua  vách,  qua  tường,  qua  núi  như đi ngang  hư không,  độn thổ trồi lên ngang qua  đất  liền  như   ở    trong   nước;  đi   trên nước không chìm   như   đi   trên  đất   liền, ngồi  kiết  già  đi  trên  hư  không như   con chim,  với bàn tay chạm và rờ mặt  trời, mặt trăng, những  vật  có  đại  oai  lực  đại  thần lực như  vậy, có thể thân có thần thông bay



đến  Phạm  thiên  với  thiên nhĩ  thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai  loại tiếng chư Thiên và loài Người ở  xa hay ở  gần.
7/  Với  tâm  của  vị  ấy,  vị  ấy  biết  tâm của các chúng sanh, các loài người, tâm có tham,   biết  tâm  có  tham;  tâm  có  sân  biết tâm   có   sân;   tâm   không sân,   biết   tâm không sân;  tâm  có  si,  biết  tâm  có  si;  tâm không si,  biết  tâm  không si;  tâm  chuyên chú,  biết  tâm  chuyên  chú;  tâm  tán  loạn, biết  tâm  tán  loạn;  tâm  đại  hành, biết  tâm đại  hành; tâm  không  đại  hành, biết  tâm không đại hành; tâm chưa  vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm thiền định, biết tâm thiền   định;  tâm   không thiền   định,  biết tâm không thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát.
8/ Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như  một đời hay nhiều đời... vị ấy nhớ đến các   đời   sống   quá   khứ   với   các   nét   đại cương và các chi tiết.
9/ Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt,  kẻ  cao sang,  người  đẹp đẽ,  kẻ  thô



xấu,  người  may  mắn, kẻ  bất  hạnh đều  do hạnh nghiệp của họ.
10/  Với  sự  diệt  trừ  các  lậu  hoặc  sau khi  tự mình chứng trí với thượng trí, vị ấy chứng  đạt  và  an  trú  ngay  trong  hiện  tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc”.
Trên  đây  là  một  bài  kinh nói  về  các  công năng ứng dụng vào đời sống của một vị tu hành theo  Phật  giáo,  khi họ  đã  thực  hiện  pháp  môn Thân Hành Niệm đúng pháp.
Do những công năng của pháp Thân Hành Niệm,  các  bạn  mới  thấy  Phật  pháp  thật  là  vĩ đại. Với chiếc thân ngũ uẩn vô thường, vô ngã, bất  tịnh, uế  trược, hôi thối chẳng ra gì mà  khi tu tập lại có những công năng thật kinh khủng, ghê gớm thật sự. Công năng ấy giúp  con người thoát ra khỏi không gian và thời gian, làm chủ cả vũ trụ, không có một vật gì tác động được sự bất động của tâm.
Kính   thưa  các  bạn!  Sự  tu  tập  theo  Phật giáo không phí công, phí của của các bạn chút nào  cả,  nó  rất  xứng  đáng  với  công  lao  tu  tập của các bạn.



Năng  lực  thứ  nhất  xuất  hiện  trong  khi tu tập  pháp  môn  Thân  Hành  Niệm,  nó  giúp  các bạn nhiếp phục được các cảm thọ về lạc về khổ. Về các thọ lạc, các bạn nhiếp phục được thọ lạc về  ăn,  ngủ  phi  thời,  thọ  lạc  về  vui  chơi  trò chuyện  hội  họp.  Do  đó,   các  bạn  cũng  nhiếp phục  được nó,  cho  nên  không  thích  hội  họp, không  thích  nói  chuyện,  bàn  tào  lao,  chuyện trên trời, dưới biển, chuyện về các dục như: sắc dục,  dục  danh,  dục  lợi, dục  chùa  to,  Phật  lớn,
v.v..

Về thọ khổ, các bạn cũng nhiếp phục được khiếp  đảm  sợ  hãi,  kham  nhẫn  được  trời  nóng trời lạnh, đói khát kham  nhẫn được ruồi, muỗi, nắng, gió, mưa, bão, rắn, rết, v.v.. kham nhẫn được lời  nói  ác,  lời  nói  vu khống,  lời  nói  khó chịu, lời nói khó chấp nhận.
Về  thọ  khổ  trên  thân  như  bệnh  tật  đau ốm,  v.v..  vị  ấy  chịu  đựng được  những  cảm  thọ khởi  lên  như  bệnh  tật  khổ  đau nhói  đau, thô bạo,  bất  khả  ý,  bất  khả  ái,  đau  điếng,  chết điếng. Đó là những sự kham nhẫn khó có người bình thường mà kham nhẫn được, thế mà người tu pháp  môn Thân  Hành Niệm lại kham  nhẫn được, thật là tài tình.



Tu  tập  pháp  Thân  Hành  Niệm  các  bạn đều phải chấp nhận có những năng lực phi thường,  như  trên  các  bạn  đã   thấy  sức  nhiếp phục, sức kham  nhẫn, sức chịu đựng mà  không thể một người bình thường làm được.
Năng lực thứ sáu xuất hiện khi các bạn tu tập pháp Thân Hành Niệm, năng lực này sẽ giúp  cho các  bạn, tuỳ  theo  ý  muốn  mà  các  bạn muốn  nhập  Bốn  Thánh  Định  không  có  khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, chứng và nhập được Bốn Thiền hiện tại lạc trú một cách dễ dàng.
Đọc đến năng lực thứ sáu của pháp Thân Hành  Niệm,  các  bạn  biết  tu  thiền  của  Phật giáo không phải ngay trên Bốn Thiền mà ta tu tập được. Cho nên, các nhà Đại Thừa ngay trên Bốn Thiền giải thích loanh quanh giống như Tổ Khương  Tăng  Hội  trong  sách  An  Ban  Thủ  Ý. Cho nên,  đụng đến  Bốn Thiền các  nhà  học giả xưa và nay đều tránh xa không dám giải thích, cứ dựa theo trong kinh mà giải thích chữ nghĩa một cách không rõ ràng, không cụ thể nhất là không biết pháp hành, nên càng giải thích thì càng tối nghĩa, khiến cho người muốn tu tập Tứ Thánh Định không biết lối nào tu.



Muốn  tu  tập  thiền  định thì bắt  đầu  các bạn phải học và tu tập sống đúng giới luật theo phương  pháp  Tứ  Chánh  Cần,  Tứ  Niệm  Xứ  và cuối cùng phải thực hiện pháp môn Thân Hành Niệm.  Từ  tu  tập  pháp  môn  Thân  Hành  Niệm, nó mới xuất hiện những năng lực siêu phàm, từ những năng lực  đó đã giúp các bạn nhập các Thiền Định và  thực  hiện  Tam Minh. Năng  lực thứ  sáu  nói  trên  đã  giúp  các  bạn  nhập  định một cách dễ dàng, không phải ở  trên pháp Tứ Thánh  Định mà  tu  tập.  Cho nên,  muốn  nhập Tứ Thánh Định thì phải có những năng lực siêu việt  của  pháp  Thân  Hành  Niệm  thì mới  mong nhập  được.  Nếu  không  có  những  năng  lực  này thì khó mà nhập được.
Qua kinh nghiệm  tu  tập  theo  giáo  pháp của đức Phật, chúng tôi nhận xét Thiền Đông Độ, Thiền Đại Thừa và các loại Thiền khác đều là những loại thiền tưởng, thiền điên, tu hành chẳng làm chủ sự sống chết mà còn trở thành điên   khùng,   rối   loạn  thần  kinh,  nhập   định ngay trên pháp ức chế tâm làm cho hết vọng tưởng, khi hết vọng tưởng gọi là nhập định thì chỉ có người chưa bao giờ nhập định mới tin, còn  người  có  nhập  định thì họ  tội  nghiệp  cho những  người  mù  nói  về  con voi.  Hầu  hết  hiện



giờ,  chưa có  người  nào  biết  về  thiền  định nên mới tu theo Thiền Đại Thừa và Thiền Đông Độ, Thiền Minh Sát, v.v.. Chứ một khi họ đã  nhập được định, nhất là nhập Tứ Thánh Định thì họ sẽ nhận xét sự tu tập Thiền Đại Thừa, Thiền Đông   Độ,   Thiền  xuất   hồn,   Thiền   vô   vi,   và Thiền Minh Sát Tuệ là những loại thiền tưởng, tu hành chẳng đi đến đâu, có nghĩa những loại thiền  này  tu  chơi  cho  có  hình   thức  tu,  chứ không  có  ích lợi gì cho đời sống  của  họ.  Họ tu tập  chỉ  là  biểu  dương những  hình  thức  lừa  đảo như ngồi thiền 5, 6 tiếng đồng hồ hoặc khi chết để   lại  nhục  thân  hoặc  xá  lợi. Có  nhiều  vị  tu hành  còn  cầu  danh,  cầu  lợi nên  sử  dụng một vài thần thông tưởng, tiết lộ  chuyện quá khứ vị lai của người khác để  dễ lừa đảo làm tiền người khác, nhất là tín đồ mê tín.
Những loại thiền tu tập không có ích lợi thực  tế  chỉ  là  một  trò  ảo  thuật  lừa  đảo  người, để  đưa người  vào  thế  giới ảo  tưởng  gây  mê  tín lạc hậu, lợi dụng những điều này để  cất chùa to Phật  lớn, để sống  một  đời sống  dục lạc  đầy đủ theo kiểu thế gian bằng chiếc áo tôn giáo!
Thưa các bạn, những năng lực của pháp môn Thân Hành Niệm từ thứ tám trở lên là những  năng  lực  siêu  việt  mà  người  ta  gọi  là



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!