Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -12


xa xưa, khi con người xuất hiện trên hành tinh này đã mang theo tưởng tri điên đảo:
1-   Cho nên, tất cả các tôn giáo ra đời đều giẫm  lại  lối   mòn  tưởng  tri điên  đảo  của  tư tưởng  con người  sản  sanh ra các  tôn  giáo,  đều dựng lên  thế  giới  siêu  hình:  Phật,  Trời,  Tiên, Thánh,  Thần,  quỷ,  ma và  linh hồn  người  chết,
v.v..

2-   Tất  cả  các  tôn  giáo  đều  là  sản  phẩm của  tưởng  tri điên  đảo  này  của  con người,  vì vậy mà  các tôn giáo đều  dựng lên thế giới siêu hình  như nhau.
3-   Chính   tưởng  tri điên  đảo  tưởng  này của con người sản sinh  ra các tôn giáo, nên tất cả tôn giáo đều dựng  lên thế giới siêu hình.
Chỉ riêng có Đạo Phật nhìn thế giới như thật,  thấy  biết  rất  rõ  ràng  “Không  có  linh hồn người chết và cũng không có thế giới siêu hình”. Vì thế, Đạo Phật ra đời nhằm mục đích  đem  lại  nền  đạo  đức   cho  con  người  và chính  mọi  người  phải  tự  xây  dựng cho  mình một  cõi  Cực  Lạc,  Thiên  Đàng.  Cho nên,  đoạn kinh trên  đây  Ngài  dạy: “Vì  thế,  này các  Tỳ Kheo! Vì  không còn một chút xíu thức nào,



nên Đạo Ta  ra  đời, Phạm hạnh được dựng
lại, mới dứt hết mé khổ”.

Trong tập III, Những Lời Phật Dạy có một bài  kinh đức  Phật  cũng  dạy không  có  thế  giới siêu  hình:  “Này  Hiền  giả  Channa, tôi  tận mắt nghe Thế Tôn, tận mắt nhận lãnh từ Thế Tôn giáo giới này cho tôn giả Kaccànaghotta: “Thế giới này dựa trên hai quan   điểm,  này  Kaccàna,  hiện hữu  và không hiện hữu. Ai   thấy như   thật  với chánh trí tuệ  sự  tập  khởi của  thế  giới,  thì không chấp nhận  là  thế  giới  không hiện hữu (Thế giới siêu hình). Nhưng này Kaccàna,  ai thấy như  thật với  chánh trí tuệ  sự  đoạn  diệt  của  thế  giới,  thì   không chấp nhận  là  thế  giới  có  hiện hữu  (Thế giới hữu hình). Thế giới này phần lớn, này Kaccàna là chấp thủ các phương  tiện và bị trói buộc bởi những  thành  kiến”.
Đoạn  kinh  trên  đây,   cũng  xác  định  rõ ràng Thế giới hữu hình là thế giới duyên hợp, nên không thật có một vật gì là thật, là thường hằng bất di bất dịch, thường mọi vật đều vô thường biến hoại, nay còn mai mất từng phút giây. Chỉ do tưởng điên đảo mới thấy cái này là ta, là của ta, là bản ngã của ta.



Còn thế giới vô hình  là bóng dáng của thế giới hữu hình,  do tưởng uẩn tạo ra mà chúng ta không hề hay biết, nên sống trong tưởng tri thường  cho nó  là  một  thế  giới  vĩnh hằng.  Vì thế,  có  nhiều  người  nghĩ  tưởng  rằng  theo  các tôn giáo, phục vụ tôn giáo đến khi chết sẽ được về  cõi  Trời,  cõi  Phật  hoặc  làm  một  việc  gì hy sinh  cho tôn  giáo  thì sẽ  được phong Thánh,  sẽ được về với Phật, với Trời, v.v..
Thưa  các  bạn!  Các  bạn nên  suy nghĩ  cho chín  chắn  lại  đi!  Một  con người  còn  hung  ác, tâm còn tham, sân, si dữ  tợn, vì tôn giáo mình hy sinh  giết người, ăn thịt các loài cầm thú như cọp,  như  beo, vậy  mà  khi muốn  chết  đi  về  với cõi Trời, cõi Phật, thì  về chỗ nào được các bạn?
Một vị Thánh còn ôm súng đạn giết người, còn tham, sân, si ngút trời mà làm Thánh được hay sao các bạn?
Trong bộ sách Đường Về Xứ Phật có một đoạn kinh, đức  Phật  bài  bác  các  thầy  Bà  La Môn  tụng  kinh cầu  siêu  cho linh hồn  người  đã chết. Ngài đưa ra một  ví dụ “tảng  đá  và  giọt dầu”.  Tảng đá và giọt dầu mang đầy đủ một ý nghĩa sâu sắc rất lớn đối với kiếp làm người.
-  Thứ  nhất:  Khi con người  còn  sống  thì lầm  chấp  cho trong  thân  này  còn  có  linh hồn.



Vì vậy thân, tâm này là mình,  là của mình,  cho nên  cố  gắng  làm  mọi  việc,  dù  làm  việc  ác,  nếu có thể giết người cũng vẫn cứ làm, miễn là làm như thế nào tiền bạc cho thật nhiều để phục vụ cho  mình   đầy  đủ   hơn,  sung  sướng  hơn,  v.v.. Còn ai  khổ đau hoặc  chết  cũng mặc kệ.  Nhưng khi thân  này  chết  rồi  cũng  giống như tảng  đá, gốc cây là những vật vô tri, còn có vật gì đâu là hữu tri nữa. Bởi, đức Phật đã xác định:  “khi  tứ đại rã tan thì chẳng có một vật gì tồn tại”. Vậy  thì làm  sao có  linh hồn  trong  thân  được mà tụng niệm cầu siêu. Đó chẳng qua là một sự tưởng tượng của loài người mà thôi.
- Thứ  hai:  Tảng  đá  ví như nghiệp ác.  Khi con người  còn sống  làm điều ác tức là  làm khổ mình,  khổ  người  và  khổ  chúng  sanh. Khi chết rồi nghiệp ác ấy vẫn còn mà đức Phật ví dụ nó nặng  như  tảng  đá.  Đó  là  tảng  đá  nghiệp,  nếu đem ném xuống hồ nước rồi mời các thầy đến tụng  niệm  cầu  cho  tảng  đá  nổi  lên  mặt  hồ. Chắc chắn, điều này không thể làm được. Đúng quá, phải không các bạn?
-  Thứ  ba: Giọt  dầu  ví  như  nghiệp  thiện. Khi con người  còn  sống,  làm  điều  thiện  tức  là ngăn  ác,  diệt ác,  luôn  luôn  sống  trong  thiện pháp,  làm  việc  thiện.  Có  nghĩa  là  sống  không




làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Đến khi thân này tan rã, thần thức cũng không còn,  chỉ  còn  lại  nghiệp  thiện.  Nghiệp  thiện này, đức Phật ví nó như giọt dầu, nếu đem ném nó xuống hồ nước, không cần phải mời các thầy tụng kinh, niệm Phật, nó cũng vẫn cứ nổi trên mặt  nước.  Điều  này,  chắc  chắn  ai  cũng  biết được. Hiển nhiên quá phải không các bạn?
Đức  Phật  nêu  ra tảng  đá  và  giọt dầu,  đây là mục đích dẹp bỏ sự mê tín,  lạc hậu qua nhiều hình  thức cúng tế, cầu siêu, cầu an, mà tự ngàn xưa cho đến ngày nay vẫn còn. Sở dĩ như thế là vì  con người  không  đủ   trí tuệ  sáng  suốt  vén màn  vô  minh  ấy  để  phá  vỡ  những  phong  tục tập  quán  mê  tín, lạc  hậu  lâu  đời  này,  trái  lại loài người đã  mê lầm duy trì và truyền thừa từ đời  ông  cha cho đến  đời  con cháu.  Với  sự  hiểu biết  mơ  hồ,  trừu  tượng,  ảo  giác  con người  đã làm  cho con người  khổ  đau, lại  càng  thêm  khổ đau hơn.
Bởi vậy, nhiều người còn lạc hậu bảo rằng: Tụng kinh niệm  Phật  để   cho  linh hồn  nghe kinh kệ  mà  tiêu  diêu  nơi  miền  Cực  Lạc,  hoặc linh hồn còn tiếp tục nghe kinh kệ  như lúc còn sống  để học  hỏi,  để  tiến  hóa,  dù  cho linh hồn đó   ở  bất  cứ  cảnh  giới  nào  sau khi chết.  Qua ý



kiến này, chúng ta mới nhận thấy được tai hại của tư tưởng trong các kinh sách phát triển Đại Thừa đã  gieo rắc vào  lòng người  sự mê tín, lạc hậu mà đến giờ này dù là những người có học thức,  như  những  Giáo  sư, Tiến  sĩ  hay  Bác  sĩ vẫn còn mờ mịt, vẫn tin theo một cách mù quáng, chứ đừng nói chi giới bình dân ít học.
Cho nên, hiện giờ là thời đại khoa học hóa và  kỹ  nghệ  hoá  đời sống  con người,  nhưng  mê tín, lạc hậu của con người vẫn còn mãi mãi. Sự truyền  thừa  mê  tín của  Bà  La  Môn  cho rằng con người  có  linh hồn  nên  mới  có  sự  sống  sau khi chết, linh hồn luôn học hỏi để  tiến hóa, dù bất cứ ở  cảnh giới nào.
Chúng tôi rất đau lòng vì một tu sĩ Phật giáo  trong  hàng  giáo  phẩm  Thượng  Tọa  của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, mà tụng kinh trị bệnh ma, trừ tà, yểm quỷ hoặc tụng kinh đi vớt những linh hồn người chết đuối trên sông. Một tu sĩ Phật giáo mà giống như những thầy phù thủy, làm những điều mê tín, mơ hồ, ảo  tưởng, khiến  cho những  người  nhẹ  bóng  vía tin theo. T.T  này  lại  còn  thu  băng,  phổ  biến  khắp  nơi với  tựa  đề  rất  là  hấp  dẫn  “Chuyện  lạ  thế  kỷ
21”.



Chính  vị Thượng Tọa này không biết những hiện tượng đó xảy ra là do thần kinh tưởng  uẩn  của  những  người  mất  bình  thường. Cho  nên,  Thượng  Toạ  đã   làm  một  điều  phi Phật giáo.
Đó là một đường  lối đi ngược lại với đường lối Phật giáo, đường  lối phi đạo  đức nhân quả – nhân  bản.  Cho nên,  nếu  mọi người  sống  đúng đạo  đức nhân bản - nhân quả thì sẽ không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Một cuộc  sống  như  vậy  là  một  cuộc  sống biết  ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp; một cuộc sống Thiên Đàng, Cực Lạc các bạn ạ! Còn  ngược  lại,  tu  sĩ  Phật  giáo  lại  tụng  kinh đi cầu  hồn  ma, vậy  thì, đó  là  tu  sĩ  của  “Tà  đạo bàng môn”.
Đứng trong hàng ngũ của ngoại đạo cho rằng  luật  nhân  quả  là  luật  của  tạo  hóa,  thì người ta sẽ hiểu lầm lạc rằng: Có ông Tạo Hóa làm  ra  luật  nhân  quả  này  để   xử  phạt.  Hay người  ta hiểu rằng:  Tạo hóa là  chỉ  cho vạn vật trên hành tinh này? Hiểu như thế nào cũng đều lệch lạc hết các bạn ạ!
Theo chúng tôi xác định: Luật nhân quả là do mỗi sự sống trên hành tinh này tạo ra nhân quả,  rồi  từ  nhân  quả  ấy  tự  xử  phạt  lại  nó  mà



gọi là luật, cho nên luật mà không luật. Vì thế, nhân  quả  xử  phạt  mới  rất  công  minh  là  vậy, chứ không có ông tạo hóa nào, hay vạn vật nào làm ra luật nhân quả này cả.
Trong kinh sách Đại Thừa lấy luật nhân quả  hù  dọa  người.  Nếu  ai  nói  kinh sách  Đại Thừa  sai  thì “đầu  bể  bảy  miếng”,  nói  Thầy Tổ Đại Thừa sai thì tội “đọa địa ngục”.  Đó là những   lời   hù   dọa   để  bịt  miệng  mọi   người, không  cho nói  lỗi  của  Sư Thầy  hay  kinh sách Đại Thừa.
Thưa các bạn! Như các bạn đã  biết do đâu mà có nhân quả; đó là do từ hành động thân, miệng,  ý  của  người  đó   tạo  ra nhân  để   nhân sanh quả, từ đó nhân quả mới xử phạt lại người đó,  mà  gọi  là  luật,  chứ  không  có  tạo  hóa  nào tạo ra luật nhân quả để  xử phạt ai hết. Vì, nếu có người tạo ra luật nhân quả thì luật nhân quả không  công  minh,  chính  trực.  Phải  không  hỡi các bạn?
Cho nên, nói tới luật nhân quả, là tự mọi người  đều biết  luật  nhân  quả  của  mình,  không sợ  ai  hù  dọa mình.  Khi nói  một  lỗi  của  người nào,  thì người  ấy  phải  có  lỗi  thật  sự,  còn  nếu không lỗi mà nói có lỗi là lời nói vu khống, lời nói đó  sẽ trở lại xử phạt họ.



Ví dụ: Nói kinh sách  phát  triển Đại Thừa sai là vì kinh sách này dạy giáo lý mê tín, trừu tượng,  ảo  giác,  mơ hồ  của  Bà  La  Môn,  để  lừa đảo  tín đồ  Phật  giáo.  Nói  các  Tổ  sai  là  vì  các Tổ tìm mọi cách diệt Phật giáo bằng cách soạn viết  kinh sách  đập  phá  bốn  chân  lý  của  Đạo Phật và chế Bồ Tát giới cấm không cho Phật tử tu học theo giáo lý của đức Phật.
Do  các  Tổ  có  ác  ý  với  Phật  giáo,  nên chúng  tôi  nói  thẳng,  chỉ  thẳng.  Nói  đúng  một sự thật, thì đó  là  một  việc làm thiện, một  việc làm  tốt  để  giúp  ích  cho biết  bao nhiêu  người thoát khỏi sự mê tín, lạc hậu làm hao công sức và  tiêu  hao tiền  của,  vật  chất  một  cách  nhảm nhí.  Một lời nói thật và thẳng thắn làm ích lợi cho muôn  người  mà  bảo  rằng  đọa địa ngục  thì đó  là  lời  hù  dọa vô  căn  cứ  của  giáo  pháp  Đại Thừa, không hiểu luật nhân quả.
Vì thế, Đạo Phật dạy chúng ta sống luôn luôn  ngăn  ác  diệt ác  pháp,  sanh  thiện  tăng trưởng thiện. Nói cái sai để  cho mọi người thấy biết  rõ  để  tránh  khỏi  tai  họa  mà  bảo  rằng  có tội là không đúng. Giúp cho mọi người tránh được tai  họa  thì có  phước,  chứ  sao có  tội.  Phải không các bạn?



Cha  mẹ   làm   sai   mà   con  cái   bưng  bít không dám nói ra để sửa sai là một điều tội lỗi. Đâu  phải  ông  bà,  cha mẹ  từ  xưa đến  giờ  đều đúng hết? Có sai cần phải đóng cửa dạy nhau, cần  phải  bỏ  cái  sai  xuống,  cần  phải  dẹp sạch cái sai. Phải không hỡi các bạn?
Chúng ta là những tu sĩ và cư sĩ Phật giáo thấy những điều sai, không đúng giáo lý của Phật giáo, thì chúng ta có quyền chỉnh lại, làm cho Phật  giáo  ngày  càng  tốt  hơn.  Cớ  sao các bạn lại bảo rằng chúng tôi phỉ báng Thầy Tổ. Thầy  Tổ  sai  không  được dám  nói  họ  sai  sao? Dung chứa Thầy Tổ sai, phạm  giới, phá giới, bẻ vụn giới là làm cho Phật giáo suy đồi, là giết Phật giáo các bạn có biết không?
Khi chúng tôi chỉnh lại pháp hành của các hệ phái Phật giáo, thì có sự đụng chạm, nhưng vì giáo lý của các hệ phái đang dạy tu tập là những kiến giải, tưởng giải theo kiểu 62 luận thuyết của lục sư ngoại đạo trong thời đức Phật còn tại  thế. Còn tất  cả  các  pháp  của  Phật  giáo đều  do từ Giới, Định, Tuệ thì các hệ phái  Phật giáo  này  ném  bỏ,  chỉ  còn  học  suông  chơi  mà thôi. Và vì vậy, khi chúng tôi nói thẳng thì các vị này đỏ mặt tía tai, bảo rằng chúng tôi phỉ báng Thầy Tổ.



Xin  thưa  cùng  các  bạn!  Chúng  tôi  không phỉ  báng  Thầy  Tổ,  phỉ  báng  Thầy  Tổ  để  làm gì? Chúng  tôi  chưa chỉ  thẳng,  nói  thẳng  Thầy Tổ nào có tâm ý diệt Phật giáo, Thầy Tổ nào có những kiến giải, tưởng giải sai không đúng chánh pháp của Đạo Phật, làm suy thoái Phật giáo thì chúng tôi nói thẳng, để dựng lại những gì  của  Phật  giáo  mà  Thầy  Tổ   đã  ném  bỏ  và ném bỏ những gì không phải của Phật giáo mà Thầy Tổ đã vay mượn của ngoại đạo dựng lên.
Nếu   các   bạn  cho  rằng:   Chúng   tôi   làm những  điều  này  sẽ  đọa địa ngục  thì chúng  tôi vui lòng chấp  nhận  đọa địa ngục để  cho tín đồ Phật giáo có những pháp môn tu hành ngăn ác, diệt ác  pháp,  sanh  thiện,  tăng  trưởng  thiện pháp và sống có đạo  đức làm người, không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Điều mà chúng tôi ước mong nhất là không còn thấy tín đồ  Phật giáo tu hành theo những pháp môn mê  tín, lạc  hậu,  trừu  tượng,  ảo  giác  của  các Thầy Tổ dẫn dắt sai nữa, v.v..
Phật giáo phải được chấn chỉnh lại. Nếu các bạn vì một lý do gì trách móc hay phỉ báng chúng  tôi  bằng  mọi  cách,  chúng  tôi  vẫn  luôn luôn chấp nhận mà không hề có một lời phiền trách  các  bạn.  Các  bạn  nói  sao về  chúng  tôi



cũng được, nhưng chúng tôi nguyện đem hết sức mình  chấn chỉnh lại Phật giáo để đền  đáp công ơn  đức   Phật  trong  muôn  một.  Nhờ  tu  hành pháp Phật mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Nếu chúng sanh còn đủ phước báu thì chúng  tôi  dẹp sạch  những  tà  giáo  ngoại  đạo đang làm băng hoại  Phật giáo, đang biến Phật giáo thành một tôn giáo mê tín. Còn nếu chúng sanh  không  đủ   phước  thì chúng  tôi  cũng  vui lòng. Nhưng dù thế chăng nữa, chúng tôi cũng thương  xót  cho chúng  sanh bạc  phận  vô  duyên với chánh pháp của Phật.

vvv

Õ


CHÁNH NIỆM TRÊN TỨ NIỆM XỨ


LỜI PHẬT DẠY

“Trên thân quán sát thân để khắc phục tham   ưu;  trên  tâm  quán tâm  để khắc phục tham  ưu ở  đời; trên thọ quán thọ để   khắc  phục tham   ưu;  trên  phápï
quán phápï  để khắc phục  tham ưu”.



CHÚ GIẢI:
Tứ Niệm Xứ là một pháp môn tu tập để làm  chủ  bốn  sự  khổ  đau của  kiếp  người,  đó  là sanh, già, bệnh, chết. Tứ Niệm Xứ là giáo trình để  học  và  tu  tập  ở   lớp  Chánh  Niệm.  Sau khi
học  và  tu  tập  tốt  nghiệp lớp Chánh  Niệm  này
ra thì họ tiếp tục học và tu tập lớp Chánh Định và thực hiện Tam Minh. Khi tốt nghiệp lớp Chánh Định và thực hiện Tam Minh thì họ đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ  có  lợi ích lớn như vậy, giúp cho con người có đủ  bản lĩnh làm chủ



mọi  sự  khổ  đau của  kiếp  người.  Vậy  Tứ  Niệm
Xứ là gì?

Thưa các bạn! Các bạn muốn biết rõ pháp môn  Tứ  Niệm  Xứ  thì hãy  lắng  nghe  đức  Phật dạy:  “Một thời  Thế  Tôn  ở   Vesàli  tại  rừng Ambapàli. Ở  đây, Thế Tôn gọi các Tỳ Kheo. Này các Tỳ Kheo, Tỳ kheo cần phải trú Chánh Niệm  Tỉnh  Giác.  Đây  là  lời  giáo giới của Như  Lai cho các Thầy.
Và  này  các  Tỳ  Kheo,  thế  nào  là  Tỳ Kheo Chánh Niệm? Ở  đây này các Tỳ Kheo, Tỳ  Kheo  trú;  quán  thân trên  thân nhiệt tâm   tỉnh   giác   chánh   niệm, nhiếp   phục tham  ưu  ở   đời;  trú  quán  thọ trên  các  thọ nhiệt  tâm  tỉnh  giác  chánh niệm, nhiếp phục tham   ưu  ở    đời;  trú  quán tâm  trên tâm   nhiệt   tâm   tỉnh   giác   chánh  niệm, nhiếp  phục tham  ưu ở   đời; trú  quán pháp trên các pháp nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm nhiếp  phục tham ưu  ở   đời. Như  vậy, này các Tỳ Kheo là Tỳ Kheo chánh niệm”.
Đoạn  kinh trên  đây  dạy  chúng  ta  cách thức Chánh Niệm tức là học lớp Chánh Niệm. Vậy Chánh niệm là gì?



Theo  đoạn kinh này  thì Chánh  Niệm  là niệm thanh thản, an lạc và vô sự. Niệm thanh thản, an lạc và vô sự hiện tiền trên bốn chỗ Thân,  Thọ,  Tâm,  Pháp  thì tà  niệm  không  bao giờ xen vào được, nếu tà niệm xen vào được thì tức khắc phải nhiếp phục không được   để chúng tác động vào thân, thọ, tâm và pháp. Vậy Tà niệm là gì?
Tà niệm được chia làm hai phần:

q        Tà Niệm thuộc về tâm

q        Tà Niệm thuộc về thân

Ø  Tà niệm thuộc về tâm, có nghĩa là tâm buồn rầu, lo sợ, giận hờn, ghen tức, căm thù, thương nhớ, phiền não, v.v..
Ø  Tà  niệm  thuộc  về  thân,  có  nghĩa  là thân bị  bệnh khổ,  đau nhức chỗ  này, đau nhức chỗ  kia,  ngứa  ngáy,  mỏi  mệt,  chóng  mặt,  đau lưng, đi đứng không vững vàng, v.v..
Những Tà niệm này thường xảy ra trong thân, thọ, tâm và pháp của chúng ta khiến cho cuộc sống của chúng ta bất an, vì thế, chúng ta phải  tập  sống   trong  Chánh  Niệm.  Tập  sống trong Chánh Niệm tức là tu tập Tứ Niệm Xứ. Muốn  tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ  thì hằng  ngày  phải quan sát trên bốn chỗ: Thân, thọ, tâm và pháp,



nếu  thấy  có  Tà  niệm  thì phải  tu  tập  như  sau: “Trên  thân  quán  sát  thân  để  khắc  phục tham  ưu; trên tâm quán tâm để khắc phục tham  ưu ở   đời; trên  thọ quán thọ để  khắc phục tham   ưu;  trên  pháp  quán pháp  để khắc phục  tham ưu”. Chữ khắc phục tham ưu có nghĩa là làm cho sự ưu phiền trên thân thọ, tâm  và  pháp  không  còn  đau  khổ,  phiền  não nữa.  Do  đẩy  lui  tất  cả  những  sự  đau khổ  và phiền não trên thân tâm của chúng ta, nên gọi là làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

TỈNH GIÁC TRÊN TỨ NIỆM XỨ

Thưa các bạn! Nếu muốn đạt được Chánh Niệm như vậy thì các bạn phải có sự tỉnh thức. Muốn  tu  tập  tỉnh  thức  thì các  bạn  hãy  lắng nghe đức Phật dạy: “Và này các Tỳ Kheo, thế nào  là  Tỳ  Kheo  tỉnh  giác?  Ở   đây  này  các Tỳ  kheo,  Tỳ  Kheo  tỉnh  giác  khi  đi  tới,  đi lui, tỉnh  giác;  khi   ngó  tới,  ngó  lui, tỉnh giác,  khi   co tay,  duỗi tay,  tỉnh  giác;  khi mang áo sanghati (tăng già lê) mang bát, mang  y tỉnh  giác,  khi  ăn  uống,  khi  nhai, khi  nếm  tỉnh  giác,  khi  đại  tiện,  tiểu  tiện tỉnh giác; khi  đi,  đứng, khi ngồi, khi  nằm, khi   thức, khi   nói,  khi   im lặng,  đều  tỉnh



giác.  Này  các  Tỳ  Kheo,  như  vậy  Tỳ  Kheo sống  tỉnh  giác”.  Đoạn  kinh trên  đây,  đã  xác định sự tỉnh giác trên thân hành của chúng ta. Vậy, thân hành của chúng ta là gì?
Như  đoạn kinh trên  đã  nói:  “Khi  đi  tới, đi  lui, tỉnh  giác;  khi  ngó  tới, ngó  lui, tỉnh giác;  khi   co tay,  duỗi tay,  tỉnh  giác,  khi mang áo sanghati (tăng già lê) mang bát, mang  y tỉnh  giác;  khi  ăn  uống,  khi  nhai, khi  nếm  tỉnh  giác;  khi  đại  tiện,  tiểu  tiện tỉnh giác, khi  đi,  đứng, khi  ngồi, khi  nằm, khi   thức, khi   nói,  khi   im lặng,  đều  tỉnh giác”. Đây chỉ là những hành động chung của thân,  chứ  chưa được rõ  ràng  và  cụ  thể.  Vì vậy, chúng  tôi  xin  xác  định cho rõ  ràng  hơn để  các bạn biết phản tỉnh lại các hành động nơi  thân của mình.
Thân  hành  của  mỗi  người  được  chia  ra làm hai phần:
1- Thân hành nội (hơi thở).

2- Thân  hành  ngoại  (tất  cả  mọi  sự  hoạt động của thân.
Thân hành hoạt động gồm có ba nơi:

1- Thân

2- Miệng



3- Ý

Như  vậy  muốn  tỉnh  giác  trên  thân  hành thì các  bạn  hãy  phản  tỉnh  lại  thân,  miệng,  ý của mình,  khi phản tỉnh lại thân, miệng, ý của mình  là các bạn hãy chủ động điều khiển thân hành, khẩu hành và ý hành, khiến cho thân hành, khẩu hành, ý hành của các bạn không có lỗi lầm. Thân hành, khẩu hành, ý hành của các bạn không  có  lỗi  lầm  tức  là  Chánh  Niệm,  còn có lỗi lầm là có Tà Niệm.
Rút  ra kinh nghiệm  tu  tập  của  bài  kinh này là  phản tỉnh lại  thân hành, khẩu hành và ý  hành.  Phản  tỉnh  lại  thân  hành,  khẩu  hành và  ý  hành  là  tỉnh  giác,  do đó  đoạn kinh này nói  chung  chung  là  chú  ý  các  hành  động  của thân  như: “Khi  đi  tới, đi lui, tỉnh  giác;  khi ngó tới, ngó lui, tỉnh giác; khi  co tay,  duỗi tay,  tỉnh giác; khi  mang  áo sanghati (tăng già lê) mang  bát, mang  y tỉnh giác; khi  ăn uống, khi  nhai, khi nếm tỉnh giác, khi  đại tiện, tiểu tiện tỉnh giác; khi  đi, đứng, khi ngồi,  khi   nằm, khi thức, khi   nói,  khi   im lặng,  đều  tỉnh  giác”.  Đoạn kinh này nói như vậy,  khiến  các  bạn sẽ  hiểu  sai  lệch  biến  pháp xả tâm thành pháp ức chế tâm. Nếu chúng tôi không  giải  thích  rõ  ràng  các  bạn sẽ  hiểu  lầm,



và tu tập là chỉ lo chú ý tập trung trên thân hành  một  cách  ức  chế  tâm  cho hết  niệm  khởi, đó  là  một  điều  tu  sai  lệch  pháp  hết  sức.  Đức Phật  rất  sợ  chúng  ta  tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ  lầm lạc  thì tai  hại  không  lường  được về  hậu  quả. Bởi vì, pháp môn Tứ Niệm Xứ là một pháp môn độc  nhất  để  đưa con người  có  đủ  năng  lực làm chủ nhân quả  tức là  làm chủ mọi sự hoạt  động của chúng ta hằng ngày.
Để  kết   luận  đoạn kinh này  các  bạn  hãy lắng  nghe  đức  Phật  dạy:  “Này  các  Tỳ  Kheo, Tỳ  Kheo  phải  sống  an   trú  Chánh Niệm Tỉnh  Giác.  Đó  là  lời  dạy  của  Như  Lai cho các Tỳ kheo”. Vậy, chúng ta hãy hiểu cho rõ ràng  để   biết  cách  sống   an  trú  Chánh  Niệm Tỉnh Giác mà không sai lầm trên pháp môn Tứ Niệm Xứ.
Lần  lượt,  chúng  tôi  sẽ  hướng  dẫn  các  bạn an trú Chánh Niệm Tỉnh Giác trong nhiều góc độ  của  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ  để  đạt  được  sự làm chủ sự sống chết hoàn toàn chỉ trong một đời này mà thôi.

GIỚI   LUẬT   VÀ    TRI   KIẾN   TRONG  TỨ NIỆM XỨ



Kính  thưa  các  bạn! Bài  pháp  trên  đây  đã dạy chúng ta cách thức sống an trú chánh niệm tỉnh giác trên thân hành, khẩu hành và ý hành để  tu tập BỐN NIỆM XỨ.  Còn bây giờ chúng ta lại sống an trú chánh niệm tỉnh giác trên giới luật  để   tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ.  Trước  khi triển khai pháp hành này chúng tôi xin  các bạn hãy lắng  nghe  đức   Phật  dạy:  “Vậy   này  các   Tỳ Kheo, các Thầy phải gội sạch hai  pháp cơ bản  về  các  thiện pháp  và  thế  nào  là  hai pháp  cơ bản  về  các  thiện pháp?  Chính là Giới khéo thanh tịnh và Tri kiến chánh trực. Này  các  Tỳ  Kheo,  khi  nào  các  Thầy được giới khéo thanh tịnh và Tri kiến chánh trực,  các  Thầy  hãy  y cứ  trên  giới, an trú trên giới tu tập BỐN NIỆM XỨ:  thân, thọ,  tâm,  pháp”.  (Đại tạng kinh  Việt Nam;  kinh Tương Ưng tập 5 và Tăng Chi Bộ kinh  tập 1).
Đoạn kinh trên đây dạy rất rõ ràng: “Giới luật và tri kiến”. Vậy, muốn khắc phục những tham ưu trên thân, thọ, tâm và pháp thì phải y cứ  trên  giới  luật  sống  không  hề  vi phạm  một lỗi nhỏ nhặt nào thì mới mong đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó (khắc phục tham ưu).
Thưa  các  bạn!  Trong  kinh Ước  Nguyện, đức  Phật  cũng đã  nhắc nhở chúng ta rất  nhiều




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!