Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-9


C.A Hốc Môn phát hiện sự việc này, làm việc với N  và  không  cho N  ở  chùa  nữa.  Tuy  vậy,  từ  đó đến nay N cũng không sống chung với chồng con.
Đến  năm  1998,  N.V.V  ngụ  tại  xã  Tân  Phú Trung, Củ  Chi.  Bỗng  dưng  lại  bị  nhức  đầu,  thay vì đến vịnh viện thì V lại đến chùa này đến chùa khác  ở  Củ  Chi,  Bình   Dương,  Đồng  Nai  để  trị bệnh,  nhưng  không  có  kết  quả.  Nghe  đồn  ở  thị trấn Hốc Môn có chùa Vạn Đức trị bệnh rất hay, nên V nhanh  chân tìm đến nhờ giúp đỡ, hy vọng sẽ  nhanh  chóng khỏi bịnh.
V  kể  lại,  thuốc  chữa  bịnh  của  chùa  là  chén nước lạnh. Trị bịnh xong, V ở chùa làm công quả, từ Củ Chi đến Hốc Môn khá xa, sáng đi chiều về rất  mệt,  nhưng  V  quyết  tâm  vượt  qua  để  được đóng góp chút ít công sức cho chùa.
Ngày 16/02/1999 (mùng một tết). V đến làm công  quả  như  thường  lệ  thì được  bà  Tâm  trụ  trì chùa khuyên bảo: “Phải về nhà tu tâm, ăn hiền ở lành  và  chịu  khó  nghe  kinh  thuyết  pháp  của chùa”.
Lúc  11 giờ  ngày  03/03/1999,  sau khi  đi cắt lúa  về  nhà,  V  đứng  trước  tượng  Phật  Thích  Ca được  đặt  tại  nhà,  đọc  lời  nguyện  sẽ  đi tu, không sống  chung  với  vợ  con nữa.  Liền  sau  đó  V  đã dùng  dao chặt  đứt  hai  đốt  ngón  tay trỏ bên  trái, chặt  xong V tự  băng  bó  vết  thương. Hiện  V đang sống  chung với  mẹ  ruột,  bỏ  vợ  cùng  hai  đứa  con thơ.


Như  trên,  những  bài  kinh của  Phật  giáo  phát triển  đã  tác  động  rất  mạnh  vào  lòng  tin của  con người. Họ dám chặt tay, đốt ngón tay, hoặc chặt một lóng ngón tay cúng dường chư Phật để cầu pháp giải thoát.
Giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy toàn là sự đau khổ,  một  sự  ngu dại  làm  khổ  mình,  làm  khổ những người thân và còn làm công không cho người khác, bị lừa đảo mà không biết.
Đối với tà giáo ngoại đạo, nếu chúng ta không đủ  trí sáng  suốt,  minh  mẫn,  thì sẽ  bị  những  lời đường  mật  lừa  đảo  như  trong  kinh Diệu  Pháp Liên Hoa, câu kinh này:
“Đầu mắt và thân thể” “Điều ưa vui thí cho” “Để cầu trí tuệ Phật”
Muốn đạt được trí tuệ giải thoát của đạo Phật, thì phải bố thí hay cúng dường thân thể hoặc một phần của thân thể, thì sẽ được trí tuệ giải thoát.
Do lời dạy này và những câu chuyện tiền thân đức Phật, hay những chuyện cổ tích về đạo Phật như: “Khi đức Phật còn  là Bồ tát tu hạnh bố  thí, Ngài  đã  thí thân  cho cọp  ăn...  Thí  thân  cho cha mẹ ăn như thái tử Tu Xà Đề... Lấy thân làm một ngàn   ngọn   đèn   thắp   sáng   để   cầu   pháp   như Chuyển   Luân   Thánh   Vương   trong   kinh  Đại Phương Tiện Phật báo ân... Chuyện cổ Phật giáo như Diệu Thiện (còn gọi là nàng công chúa Ba) bố thí mắt, tay để làm thuốc cho cha, gọi là báo hiếu của Phật giáo phát triển...”.


Những  gương bố  thí thân  mạng  để  cầu  pháp, để báo hiếu, đối với Đại thừa thì rất là tốt đẹp và cao thượng,  nhưng  lại  xa rời  thực  tế  và  đạo  đức làm  người  của  Phật  giáo  Nguyên  Thủy.  Nhất  là Đại thừa không có đôi mắt nhân quả, nên thường tỏ ra những hành động anh  hùng cá nhân  nhưng  vô  minh, vô  đạo  đức  với  mình (tự làm khổ mình vì người).
Đạo Phật  không  chấp  nhận  những  điều  này, chủ trương của đạo Phật là không làm khổ mình khổ người. Thế mà tin theo lời dạy của kinh sách phát  triển, đã tự chặt  tay, khoét  mắt, đốt  tay  để cúng dường cầu pháp giải thoát, giải thoát đâu không  thấy,  chỉ  thấy  một  sự  khổ  đau của  mình. Đó  là  tự  gieo ác  pháp  cho mình  và  còn  làm  khổ cho những người thân thương của mình.
Ngày xưa, ông Vô Não nghe một vị Bà La Môn dạy:   chặt   được   một   ngàn   ngón   tay   người   thì chứng  được  đạo  giải  thoát.  Tin  lời  dạy  này,  ông đã  trở  thành  một  hung  thần,  một  ác  quỷ  giết người  không  gớm  tay.  Chặt  tay  người,  xỏ  xâu thành   chuỗi,   chờ  ngày   giết   cho  đủ  một   ngàn người để chứng đạo. Đó là pháp môn ác đức, làm khổ  người.  Mạng  sống  con người  trong  kinh sách phát triển được xem như một chiếc áo, muốn ném bỏ  lúc  nào  cũng  được  (chiếc  thân  huyễn  mộng). Cái nhìn như vậy, tức là Phật giáo bị đồng hóa pháp   môn   ngoại   đạo,   nên   làm   khổ   mình   mà không  biết,  còn  gọi  là  cầu  chứng  trí tuệ  giải thoát.  Vậy  trí tuệ  giải  thoát  sao lại  ngu  si  để


chuốc  lấy  sự  đau khổ  dường  này,  biến  thân  thể mình  thành người tàn tật?
Trong   thời  gian  tu  hành  tại  tu  viện  Chân Không,  chúng  tôi  cũng  có một  vài  huynh  đệ chặt hoặc   đốt   ngón   tay   để   cúng   dường   cầu   pháp. Nhưng đến  nay  đã  30 năm,  chúng  tôi  nhìn lại những huynh đệ đó, đã không có sự giải thoát mà lại cơ thể nay  đau,  mai ốm, mà lại ốm  những  bịnh  tật  nan  y. Cuộc  đời  của  họ  vì tin giáo pháp phát triển và  quyết tâm tìm đường giải  thoát  cho nên  không  tiếc  thân  mạng.  Dám đốt  ngón  tay,  dám  chặt  ngón  tay  như  cô  NTN, NVV,  và  còn rất nhiều người  nữa, thật là có tâm cầu pháp giải thoát điên dại.
Những pháp môn gì mà đưa con người đến chỗ tật nguyền, cụt tay, cụt chân. Cha mẹ sanh ra không tật nguyền, đến giờ theo Phật giáo phát triển,  người  có  quyết  chí  tu  hành  cầu  giải  thoát thì giải  thoát  đâu  không  thấy,  chỉ  thấy  mình  bị tàn tật. Thật là đau lòng!
Bởi  tin theo lời  Phật  dạy  như vậy,  không  ngờ đó là những lời của tà sư ngoại đạo, mạo nhận là lời Phật dạy để dễ bề lừa gạt người khác.
Những  người  không  biết  về  kinh  sách  Đại thừa  như các chú C.A thì cho đó  là  tà  giáo  ngoại đạo,  còn  những  người  có  nghiên  cứu  kinh sách Đại thừa thì không thể lầm là tà giáo ngoại đạo. Họ  biết  rất  rõ  trong  kinh sách  Đại  thừa  dạy  rất nhiều điều phi đạo đức, lừa đảo, lường gạt người; dạy  những  điều  mê  tín và  hủy  hoại  một  phần  cơ


thể,   cúng   dường   chư  Phật   để   cầu   pháp   Tối
Thượng thừa.

Từ ngày có Phật giáo truyền vào đất nước chúng ta, sự mê tín dân gian không bớt, mà lại có còn  thêm  những  sự  mê  tín khác  và  những  sự  hy sinh vô nhân đạo đối với bản thân mình  nữa.
Vô  nhân  đạo  đối  với  mình  là  sự  hủy  hoại  cơ thể  mình,  người  vô  đạo  đức  nhân  quả  là  tự  làm khổ mình.  Xưa kia, tổ Huệ Khả chặt cánh tay, sư Trừng  Quán  chặt  ngón  tay,  gần  đây  có  các  Thầy như P.T, P.D. Và gần đây nhất là báo công an đã đăng  tin, có  một  số  người  ở  chùa  Vạn  Đức  Hóc Môn đã chặt ngón tay.
Huỷ  hoại  cơ thể  để  được  những  gì, hay  đã  tự làm khổ mình.  Và sự tu tập như vậy đã đi ngược lại  với  đạo  Phật.  Đạo  Phật  chủ  trương:  Khi vào đạo  là  không  làm  khổ  mình,  khổ  người,  tức  là giải  thoát.  Cớ  sao đi  tu  lại  làm  khổ  gia đình,  vợ con hay  chồng  con, mà  gọi  là  đi  theo  Phật?  Đi theo Phật sao làm khổ mình, khổ người, mà lại chính làm khổ những người thân thương của  mình, thì Phật  nào  chấp  nhận  cho  quý vị tu hành như  vậy.
Chỉ có kinh sách phát triển dạy người tu hành để  được  phước  báo  giải  thoát,  nhưng  phước  báo giải  thoát  đâu  không  thấy,  mà  chỉ  thấy  sự  đau khổ của mình,  như trong bài báo chúng ta đã đọc ở trên.
Hiện   giờ   trong   đất   nước   chúng   ta,   thỉnh thoảng nghe báo chí đăng tin vị giáo chủ này đến


vị  giáo  chủ  kia dạy  nhiều  loại  pháp  mê  hoặc  và lừa đảo người khác, như giáo chủ Pháp Hoa, giáo chủ Long Hoa Hội, giáp chủ Chân Không, sư Bán Khoai,  sư Bán Chiếu, sư Mỏ Cày, v.v...
Xét  lại  thì các  giáo  phái  này  chịu  ảnh  hưởng kinh sách phát triển mà sinh ra.
Giáo phái chặt hoặc đốt ngón tay để cúng dường một phần thân thể của mình  cầu pháp, thì trong  kinh sách  phát  triển  gọi  những  người  dám cúng dường như vậy là bậc đại Bồ tát.

Vì những danh từ ca ngợi rất cám dỗ của kinh sách phát triển, nên khiến cho người ta dám chịu đau khổ, hy sinh thân mạng và bỏ cả vợ con hoặc chồng  con. Họ  làm  như vậy  mà  không  thấy  rằng họ  là  những  người  không  có  đạo  đức,  không  có đạo  đức  với  chính  họ  và  với  những  người  thân. Họ là những người vô minh, mù quáng, đã tự làm khổ  mình,   khổ  người.  Người  tu  hành  như  vậy không  thể  gọi  là  người  tu  theo  Đạo giải  thoát được.
Đọc qua các kinh sách Phật giáo phát triển chúng  ta  thấy  rất  rõ  ràng.  Phật  giáo  phát  triển chỉ  là  một  giáo  pháp  hỗn  tạp,  góp  nhặt  và  lượm lặt  những  tưởng  tri của  loài  người  từ  Đông  sang Tây  làm  giáo  pháp  của  mình.  Tưởng  là  hòa  đồng hay là tổng hợp giáo pháp của ngoại đạo như vậy là  cao siêu,  là  cao thượng.  Nhưng  nào  ngờ,  giáo pháp  ấy  là  một  thứ  rác  bã  trong  các  thùng  rác, giáo pháp ấy giống như chiếc áo vá nhiều thứ vải.


Nên  khi đức  Phật  ra đời  và  truyền  đạo,  Ngài đã  căn  dặn  chúng  ta:  “Chớ  có  tin... Chớ  có tin... v.v... Mà hãy tin những gì có lợi ích cho mình,  cho người,  mà  hãy  tin những  gì đừng làm khổ mình, khổ người”.

(Trích ĐVXP tập 7)






NHỮNG KINH SÁCH ĐẠI THỪA LUẬN VỀ PHẬT TÁNH,
GIÁC TÁNH THÌ KHÔNG PHẢI PHẬT THUYẾT


Hỏi:  Kính   thưa  Thầy!  Thiền  tông  gọi  Phật tánh, Phật tánh có phải là ý thức hay không?
Công án thiền có câu chuyện thiền ngữ: “Con chó  có  Phật  tánh  không?”,  nếu  có  Phật  tánh,  tại sao lại  chui  vào  cái  đãy  da  bẩn  thỉu  để  làm  gì cho khổ?  Cầu  mong  Thầy  chỉ  dạy  cho con được
rõ.

Đáp:  Câu  này  có  hai  câu  hỏi,  nhưng  rất  liên hệ với nhau (tuy hai mà một).
Câu  hỏi  một,  trong  tất  cả  kinh sách  Đại  thừa đã xác nhận ý  thức không niệm thiện, niệm ác là “Phật tánh”. Kinh Kim  Cang dạy: “Ưng vô sở trụ nhi  sanh  kỳ  tâm,  Bồ  tát  độ  hết  chúng  sanh  thì


thành  thật”,  kinh Thủ  Lăng  Nghiêm  dạy:  “Tánh thấy, tánh nghe, tánh biết và chủ, khách”, kinh Pháp Bảo Đàn dạy: “Chẳng niệm thiện ác bản lai diện  mục  hiện  tiền”,  v.v... Tất  cả  đó  là  chỉ  cho ý thức chẳng khởi niệm, kinh sách Đại thừa và Thiền tông cho trạng thái đó là “Phật tánh”.
Công án “Con chó có Phật tánh không?” là của thiền sư Triệu Châu. Một hôm, có một thiền tăng đến  hỏi  Ngài:  “Con  chó  có  Phật  tánh  không?”. Ngài đáp: “Có”. Vị thiền tăng lấy làm lạ hỏi lại: “Có Phật tánh tại sao nó lại chui vào đãy da bẩn thỉu để làm gì cho khổ”.
Phật  tánh  là  một  “tánh  giác”,  tánh  giác  là tánh sáng suốt, không có si mê, thế mà không sáng suốt lại chui vào đãy da uế trược, hôi thúi. Nếu theo ý  thức phân biệt thì đây là một điều vô lý hết sức.
Cách  thức  lập  công  án  của  Thiền  tông  như trên khiến cho người ta bặt đường suy nghĩ; bặt đường  suy  nghĩ  thì ý   thức  không  hoạt  động;  ý thức không hoạt động thì niệm thiện, niệm ác không có; niệm thiện ác không có thì Thiền tông và  kinh sách  Đại  thừa  cho trạng  thái  đó là  Phật tánh.  Mục  đích  câu  công  án  trên  giúp  cho người tu thiền không suy tư được, để nhận ra (gọi là “ngộ”) trạng thái này mà thành Phật, “kiến tánh thành Phật”.
Ngược lại, trong kinh sách Nguyên Thuỷ Phật dạy: Ý thức thanh tịnh (chẳng niệm thiện ác) không  liên  hệ  năm  căn  (vô  phân  biệt)  thì hành


giả rơi vào Không Vô Biên Xứ định, một loại định tưởng vô sắc của ngoại đạo trong bốn loại định tưởng. Thời đức Phật, Ngài đã được ngoại đạo dạy và  đã  thực  hiện  được  các  loại  định  này  đến  nơi đến chốn, nhưng  không tìm thấy có sự giải thoát gì trong  đó,  và  cũng  không  tìm thấy  “Phật  tánh” ở  đâu,  nên  Ngài  bỏ  các  pháp  môn  này,  trở  lại  lộ trình Tứ  Thánh  Định. Đức  Phật  đã  xác  định  chỗ không niệm thiện, niệm ác không phải là Phật tánh, mà là Không Vô Biên Xứ định tưởng. Các nhà  Đại  thừa  và   thiền  Đông  Độ  đã  lầm  lạc  ở trạng  thái  này,  nên  đã  dựng  nó  thành  “Phật tánh”,  “thần  thức”.  Bồ  Đề  Đạt  Ma  gọi  là  “tâm”, lục tổ Huệ Năng gọi là “bản lai diện mục”.
Khi tu đến đây, các thiền sư Trung Hoa và các thiền sư Trúc Lâm Yên Tử (Việt Nam) sau này không chấp nhận: “Vô tâm còn cách một lớp rào”. Họ lấy tưởng thức làm Phật tánh, vượt qua trạng thái  Không  Vô  Biên  Xứ  định  tưởng,  nhập  vào Thức  Vô  Biên  Xứ  định  tưởng.  Ở   trạng  thái  này, họ thấy (tưởng) các pháp chỉ là “một”, chớ không hai (bất nhị), nên trong Thập Mục Ngưu Đồ gọi là “Phản  bổn  hoàn  nguyên”,  hoặc  còn  gọi  là  “Bản thể  vạn hữu”.  Bà  La  Môn  giáo  cho đó  là  “Đại Ngã”, kinh sách Nguyên Thuỷ Phật giáo cho đó là “Thức Vô Biên Xứ Tưởng”.
Như vậy, Phật tánh chỉ là ý  thức không niệm thiện, niệm ác. Nếu Phật tánh có thật đi nữa, mà không làm chủ sanh, già, bịnh, chết, không  chấm  dứt  được  sự  luân  hồi  tái  sanh,


thì chúng  ta cũng  ném  bỏ  như  đức  Phật  đã ném  bỏ  các  pháp  ức  chế  thân  tâm  và  bốn định Vô Sắc Tưởng của ngoại đạo, như  ném bỏ một chiếc giày rách.
Trong  thế  kỷ  thứ  hai  mươi,  Thiền  tông  đã phát  triển  cao độ,  người  tu  theo  có  hàng  vạn triệu,  nhưng  nhìn  lại  ai là  người  đã  tu  tập  thiền định  này  mà  đã  làm  chủ  sanh,  già,  bịnh,  chết, chứ chỉ có đạt được trạng thái tĩnh lặng và khinh an cùng một số ngôn ngữ đối đáp lý luận, và  trực giác  biết  chuyện  quá  khứ,  vị  lai của  người  khác, tu được như vậy để làm gì?
Thưa quí vị! Điều này quí vị cần suy ngẫm kỹ, thời gian là thước đo của sự xác chứng nghiêm chỉnh về sự chứng đắc của loại thiền định này. Riêng chúng tôi có nói gì xin  quí vị đừng tin, mà hãy  tự  xét,  tự  kiểm  lại  mình  trên  bước  đường  tu tập.



Hỏi:  Kính   bạch  Thầy!  Kinh  Thủ  Lăng Nghiêm dạy: Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tánh tức là tánh giác, tánh giác ấy ban đầu diệu  dụng sáng  suốt, không  có vật  gì sánh  bằng, nhưng  do niệm vô minh mà theo nghiệp báo luân hồi. Vậy con không hiểu, lý do gì mà sự sáng suốt không còn hạn chế đó lại trở thành vô minh, xin thầy dạy rõ cho chúng hiểu ý sâu mầu này?
Đáp: Kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh phát triển của Đại thừa, do người sau viết ra mạo nhận


là  Phật  thuyết,  nên  lối  lý  luận  thiếu  chân  thật, không logic, thường mâu thuẫn, v.v...
Kinh này chỉ dạy cho chúng ta thấy Phật tánh thường  hằng  sáng  suốt  từ  vô  thuỷ  cho đến  nay. Tất cả  chúng sanh từ loài côn trùng, cầm thú đến loài  người  đều  có,  nhưng  có  mà  ngu như  con bò, nên thường chịu khổ từ kiếp này sang kiếp khác. Thật   buồn   cười   cho  loại   kinh  sách   xảo   ngôn, nhưng  xét  cho cùng  chúng  ta  thấy  rất  nhiều  cái sai trong kinh này như:
Tánh nghe, tánh thấy, tánh biết, những tánh này thường hằng bất biến, thường nghe, thường thấy, thường biết, đó là cái sai thứ nhất. Khi một người  đang  ngủ,  cũng  như  một  bịnh  nhân  đang gây  mê  để  giải  phẫu  thì tánh  nghe,  tánh  thấy, tánh biết có còn nghe, thấy, biết nữa hay không? Hay  nó  đã  ngủ,  đã  mê  không  còn  biết  như  thân tứ đại của nó vậy?
Phật tánh này đã có từ vô thủy diệu dụng sáng  suốt  không  gì  bằng,  đó  là  cái  sai  thứ  hai. Tại  sao sáng  suốt  (tánh  giác)  mà  bây  giờ  lại  mê lầm  để  đến  nỗi  sanh  làm  chúng  sanh,  trôi  lăn trong  sáu  nẻo  luân  hồi  chịu  biết  bao nhiêu  trong sự khổ  đau sanh, già,  bịnh, chết  từ kiếp  này  đến kiếp khác. Đã nói là “tánh giác” thì có cần gì đến đức Phật Thích Ca giảng dạy kinh Thủ Lăng Nghiêm này, nó cũng vẫn phải biết tánh thấy, tánh  nghe, tánh  biết  của  nó,  vì nó  là  tánh  giác. Cớ  sao phải  đợi  đến  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni thuyết  kinh Thủ  Lăng  Nghiêm  thì chúng  sanh


mới biết, thì như vậy làm sao gọi là tánh giác có từ vô thủy cho đến nay. Vả lại, tất cả  chúng sanh đều  có  tánh  giác,  nhưng  sao tánh  giác  lại  ngu si quá vậy, luôn  luôn  làm  khổ mình,  khổ người,  tạo biết bao nhiêu quả khổ từ đời này sang đời khác. Thế mà họ gọi là tánh giác có từ muôn  đời ngàn kiếp,  như  vậy  cái  tánh  giác  này  (Phật  tánh)  có còn giác tánh hay không?
Kinh Thủ  Lăng  Nghiêm  dạy:  “Cái  thể  bản  lai thanh  tịnh  bồ  đề  niết  bàn,  thì như  hiện  nay cái tính bản minh thức tỉnh của ông (A Nan)  sinh ra cái duyên mà lại bị bỏ rơi. Do các chúng sanh bỏ rơi  cái  bản  minh  ấy  nên  tuy  cả  ngày  sống  trong tính bản  minh  mà  không  tự  giác,  oan uổng  vào trong lục đạo”.
Đọc  đoạn  kinh này  ta  thấy  hết  sức  vô  lý  và mâu thuẫn, dù cho lời này là Phật Thích  Ca Mâu Ni  nói thì chúng ta cũng không chấp nhận mà tin được,  huống  hồ  là  Tổ  nói.  Người  ta  cứ  nghĩ  rằng cái  gì của  Phật,  Tổ,  Tiên,  Thánh  nói  ra  là  đúng
cả.

Đâu  phải  vậy,  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni  đã dạy  chúng  ta:  “Cái  gì ta nói  cũng  đừng  nên tin, mà hãy suy ngẫm cho kỹ, cái đó có mang đến sự an vui chân thật cho mình, cho người hay  không  rồi  mới  tin”. Đó  không  phải  là  đức Phật  đã  xác   quyết  lòng  tin của  chúng  ta  phải được  ở  nơi  trí tuệ  sáng  suốt  của  mình,  khi hành động của chúng ta tiếp xúc với các pháp mà kết quả  đúng  với  đạo  đức  không  làm  khổ  mình,  khổ


người thì mới chấp nhận, còn ngược lại thì không chấp nhận.
Người  tu  sĩ  đạo  Phật  nhờ  tri kiến  giải  thoát tức là Chánh Niệm Tỉnh Giác, chứ không phải là tri kiến  giải  thoát  là  tánh  giác  như  trong  kinh Đại thừa đã dạy.
Tri kiến  cái  gì ở  đây  để  được  giải  thoát? Và giải thoát cái gì?  Tri kiến  giải thoát  có hai cách:
- Thứ  nhất  là  tri kiến  duyên  “sanh”,  sanh tức là  các  pháp,  tri kiến  tức  là  biết  rõ,  nghĩa  là  biết rõ các pháp “Vô thường, khổ, không, vô ngã”, biết rõ  các  pháp  như  vậy,  đồng  thời  dùng  sức  tỉnh thức  để  không  bị  lôi  cuốn,  chìm  đắm,  dính  mắc trong  các  pháp.  Do  đó  mới  gọi  là  vô  lậu,  giải thoát,  mới  gọi  là  làm  chủ  được  sanh,  già,  bịnh, chết và chấm dứt luân hồi.
- Thứ hai  là tri kiến  “luật nhân  quả thiện ác” để ngăn ác, diệt ác pháp, khởi thiện, tăng trưởng thiện  pháp.  Nên  tâm  ly,  dục  ly ác  pháp  nhập  Sơ Thiền.  Tâm  ly dục  ly ác  pháp  nhập  Sơ Thiền  là tâm đã thanh tịnh, tức là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật tức là tâm đã nhập Bất Động  Tâm  định.  Tâm  nhập  Bất  Động  Tâm  định là tâm vô lậu, người mà tâm vô lậu là người có tri kiến giải thoát hoàn toàn.
Cho nên,  tri kiến  giải  thoát  của  đạo  Phật  là Chánh Niệm tỉnh thức trong Bất Động Tâm định, do sự  tu  tập  tỉnh  thức  và  huân  tập  pháp  như  lý tác  ý    để  khắc  phục  tâm  tham  ưu  mà  có,  chứ


không  phải  là  tánh  giác  như  trong  kinh  sách phát triển dạy.
Trong kinh phát triển dạy tánh giác đã có sẵn từ vô thủy mà bây giờ lại mê lầm, vô minh, u mê tạo nhiều nhân ác, thọ nhiều sự khổ đau, chịu tái sanh luân hồi muôn kiếp, thì có vô lý hay không? Quý vị hãy suy ngẫm về kinh này, có đáng tin thì quý  vị  tin, còn  bằng  không  thì quí  vị  đem  đốt sạch,  đừng  để  những  loại  kinh này  chẳng  ích lợi
gì.

Ví dụ:  có  một  người  đã  thi đỗ  Tiến  sĩ  và  ông cũng không bị một bịnh thần kinh, nhưng bỗng dưng  bây  giờ  ông  ta  quên  hết,  giống  như  một người  chưa từng  đi  học,  việc  này  như  vậy  có  thể xảy  ra  hay  không?  Chắc  hẳn  không  bao giờ  có, phải không quý vị?
Như chúng tôi đã từng tu tập và học hỏi giáo pháp của đức Phật. Ngài đã dạy: từ vô minh sanh hành, hành sanh thức và tiếp tục sanh khởi các duyên,  do các  duyên  hành  thức  tạo  ra các  pháp, từ các pháp sanh, diệt, vô thường đưa đến những sự đau khổ, ưu bi, phiền não, sanh, già, bịnh, chết và tiếp tục tái sanh luân hồi.
Muốn chấm dứt sự khổ đau của kiếp làm người thì phải  đoạn  diệt  vô  minh,  mà  vô  minh  được đoạn diệt tức là phải có “minh”. Minh ở đây tức là trí tuệ tri kiến giải thoát, trí tuệ tri kiến giải   thoát   là   một   sự   tu  tập   mà   có,   chứ không phải tánh giác có sẵn.


Ngược  lại,  trong  kinh Đại  thừa  cho tánh  giác là có sẵn, tánh giác đã có sẵn mà lại còn đi tìm tánh giác thì có vô lý hay không?
Một  nhà  bác  học  đã  học  và  thông  suốt  mọi điều, bây  giờ ông ta còn  cắp  sách đến  học những điều  ông  ta  đã  thông  suốt  đó,  thì đó  có  phải  là một việc làm vô ích và vô lý hay không? Xin quý vị vui lòng suy ngẫm, đừng vội nghe chúng tội nói mà tin.
Kinh Thập  Nhị  Thập  Duyên  dạy  rất  rõ  ràng: “Con  người  sinh  ra từ  vô  minh,  nên  lầm chấp dính mắc các pháp tạo ra một thế giới đau   khổ”   (mười   hai  nhân   duyên   hợp   lại thành  thế  giới  đau  khổ),  chớ  không  có  một Phật  tánh,  một  tánh  giác,  một  Bản  lai diện  mục nào ngu si đến mức độ không tưởng tượng được, nhằm chỗ bất tịnh, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi mà lại  chui  vào  để  tái  sanh  luân  hồi.  Như  vậy  mà kinh phát  triển  gọi  tất  cả  chúng  sanh  đều  có Phật  tánh,  tánh  giác  từ  vô  thủy  thì chúng  ta  có tin được không?
Đạo Phật rất thực tế, không xây dựng thế giới siêu  hình.  Con người  chết  là  mất  hết  không  có linh hồn,  thần  thức;  không  có  Bản  lai diện  mục, Phật tánh nào cả, chỉ còn lại những hành động nhân quả thiện ác đã huân tập nhiều năm, tháng, nên đã trở thành nghiệp lực, nghiệp lực ấy là vô minh hoàn toàn. Cho nên mọi người sanh ra trên trái đất này, ngay kể cả  đức Phật cũng đều là vô minh.


Xưa, đức Phật đã làm khổ mình, khổ những người thân của mình.  Một bằng chứng hiển nhiên khi Ngài  bỏ  ngai  vàng,  cha già,  vợ  trẻ,  con thơ, đã khiến cho những người này khổ đau vô cùng, sáu năm khổ hạnh không phải là Ngài đã tự làm khổ mình  sao?
Từ vô minh sanh khởi các hành, các hành mới sanh  ra  thức,  chớ  không  phải  có  cái  này  từ  đâu mà  đến  đây  được,  cũng  không  phải  nó  có  sẵn. Trong  kinh A  Hàm  đức  Phật  đã  dạy:  “Nếu  còn một  chút  xíu thức  như  đất  trong móng  tay ta thì con người không giải thoát và đạo Ta không ra đời”.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã lừa đảo mọi người: tánh biết, tánh thấy, tánh nghe, những tánh này là  thường,  lạc,  ngã,  tịnh,  nó  luôn  luôn  có  trí tuệ diệu  dụng,  hằng  giác,  sáng  suốt  vô  hạn,  thế  mà lại chui vào đãy da hôi thúi. Thiền sư Triệu Châu trả lời cho một thiền tăng hỏi đạo: “Biết mà cố phạm”. Xưa, đức Phật cho những luận thuyết này là những loại luận thuyết trườn uốn như con lươn.
Kinh Thủ  Lăng  Nghiêm  dạy  câu  này  thật  là vô lý: “Do các chúng sanh bỏ rơi cái bản minh ấy, nên tuy cả ngày sống trong tánh bản minh mà không tự giác”. Xin hỏi cái tánh bản minh của chúng  sanh  với  chúng  sanh  là  một  hay  là hai? Nếu bảo rằng một thì làm sao gọi là bỏ rơi? Nếu  bảo  rằng  là  hai  tức là có  cái  minh  và  cái vô minh,  nhưng  cái  minh  đã  có  từ  vô  thủy  thì làm


sao cái vô minh lại xen vào được. Đó là một điều hết sức vô lý của kinh sách phát triển.
Theo đạo  Phật,  cái  vô  minh  đã  có  sẵn  từ  vô thủy  vì nó  là  nghiệp  lực,  do sự  tu  tập  của  chúng ta đúng chánh pháp mới lần lần vén sạch màn vô minh, tức là đập phá và diệt sạch nghiệp lực, nên gọi là minh.
Trong  Thập Nhị Nhân Duyên, chúng ta không thấy  đức  Phật  dạy  có  duyên  minh  bao giờ,  minh mà  có  được  là  do sự  tu  tập.  Vì  vậy,  tánh  giác không thể có từ vô thủy được.
Vô minh và minh như đêm và ngày, cái này  có  thì cái  kia không,  cái  này  không  thì cái kia có. Do đó nói có sẵn là không đúng, cũng như người có học thì mới biết  chữ, không học thì không biết.
Trong  câu  kinh Thủ  Lăng  Nghiêm  này  cũng cho chúng  ta  thấy  chúng  sanh  và  Phật  tánh  là hai chứ không phải là một, do Phật tánh mê nên mới  thành  chúng  sanh,  nhưng  Phật  tánh  sao lại mê được? đó là một sự mâu thuẫn rõ ràng. Kinh này  dạy  Phật  tánh  hằng  giác,  hằng  sáng  suốt  từ vô  thủy,  lẽ  đâu  lại  mê  muội  mà  thành  chúng sanh?
Kinh Đại  thừa  còn  dạy:  “Mê  là  chúng  sanh, giác là Phật”. Câu này đã xác định “chúng sanh tánh  có  trước  Phật  tánh”  rất  rõ  ràng,  vì  chúng sanh  mê  muội  nên  phải  tu  tập  mới  lần  lần  giác ngộ thành Phật, cho nên Phật có sau chúng sanh. Câu  kinh này  đúng  theo  lời  dạy  của  đức  Phật  đã


dạy.  Như  vậy,  kinh sách  phát  triển  lập  luận không nhất quán. Vì vậy, xét ra chúng ta không thể hoàn toàn tin rằng kinh sách Đại thừa là Phật thuyết.
Vả  lại,  chúng  ta  chưa từng  chứng  kiến  một  vị Tổ  nào  tu  theo  Đại  thừa  mà  thành  tựu  sự  giải thoát sanh, già, bịnh, chết, chỉ có những câu chuyện  huyền  thoại  tự  tại  sanh  tử  trong  kinh sách phát triển mà thôi.
Đức Phật đã từng dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng  sanh  là  Phật  sẽ  thành”,  từ  chúng  sanh tu tập thành Phật, chứ không phải Phật đã có sẵn trong chúng sanh thì chúng sanh đâu cần gì phải tu.  Nếu  vị  Phật  đó  đã  có  sẵn  trong  chúng  sanh thì vị Phật  đó  quá  vô  minh,  sao gọi  là  tánh  giác được?  Nếu  vị  Phật  đó  đã  sẵn  trong  chúng  sanh thì Thầy tổ và  chúng ta hôm nay đâu cần gì ngồi thiền,  niệm  chú,  bắt  ấn,  niệm  Phật,  tụng  kinh, bái sám, v.v... Nếu vị Phật đó đã có sẵn trong chúng  sanh  thì chắc  thế  gian  này  không  có  con người  sanh  ra đời,  vì  kinh Phật  đã  dạy:  “Cảnh giới Ta Bà khổ! Ta Bà khổ!”.
Tánh giác này hay là Phật tánh thì không bao giờ  có  trong  đạo  Phật,  đó  chỉ  là  một  sự  tưởng tượng của các nhà Đại thừa, khi họ tu tập lạc vào tưởng  định,  phát  triển  tưởng  tuệ,  nên  tưởng  giải ra Phật tánh, tánh giác, tánh thấy, tánh nghe, tánh  biết,  v.v...  Từ  đó  mới  có  những  loại  kinh sách tưởng. Trước khi đức Phật ra đời cũng đã có những  loại  kinh sách  này,  nhưng  không  giúp  gì


cho  loài  người  mà  còn  làm  cho  loài  người  khổ thêm.  Khi đức  Phật  ra đời  mới  bài  bác  sáu  mươi hai  luận  thuyết  của  ngoại  đạo,  và  đập  phá  tan tành  thế  giới  siêu  hình   để  giúp  cho  con  người thoát  ra  khỏi  những  tà  đạo,  bàng  môn  lừa  đảo này.



Hỏi: Kính bạch Thầy! Sau khi đọc kinh Viên Giác,  thấy  có  một  đoạn  kinh  nghi  ngờ,  con xin nghi  chép  ra  đây  để  Thầy  dạy  cho  chúng  con hiểu: “Này  thiện  nam!  Đây là  25 pháp tu của Bồ tát. Vậy các Bồ tát phải y theo đây mà tu hành.
Nếu  các  Bồ  tát  hiện  tại  và  chúng  sanh  đời sau, muốn  y theo  25 pháp  môn  này  mà  tu hành, thì phải  giữ  giới  thanh tịnh,  tâm  suy nghĩ  vắng lặng  và  phải  trải  qua  21  ngày  thành  tâm  sám hối,  rồi  viết  25  pháp  môn  này  vào  mỗi  miếng giấy,  niêm  lại  kỹ,  để  trên  bàn  thờ  Phật  và  chí tâm  cầu  khẩn,   rồi  tùy  tay  hành  giả  rút  một miếng  giấy,  khi  mở  ra  xem thì hành  giả  sẽ  biết trình độ  của  mình  tu pháp  Đốn  hay Tiệm.  Song nếu   hành   giả   một   niệm   nghi   ngờ,   thì  chẳng thành tựu”.
Kính  thưa Thầy, thấy trong kinh dạy làm như vậy  chẳng  khác  nào  như  bói  toán,  làm  một  việc cầu  may.  Đây  có  phải  kinh  Viên  Giác  dạy  làm một việc mê tín không thưa Thầy? Thấy kinh dạy như vậy tâm chúng con sinh ra nghi ngờ, mong Thầy giải nghi cho chúng con.


Đáp:  Đến  với câu hỏi này thì đã có một  cư sĩ ở  miền  Bắc nhận  ra kinh này  là đã dạy  điều  mê tín, kinh  mà  dạy  điều  mê  tín là  tà  kinh chứ không thể là chân kinh.
Kinh Viên Giác không phải kinh sách Phật thuyết mà do các Tổ thuyết, nhưng các Tổ khôn khéo gán cho Phật thuyết để dễ lừa đảo tín đồ Phật giáo. Còn tín đồ Phật giáo cũng dễ tin tưởng là  tất  cả  kinh đều  do Phật  thuyết,  vì  kinh sách Đại  thừa  tập  kinh nào  cũng  bắt  đầu  bằng  câu: “Như  thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ Quốc, kỳ  thọ  Cấp  Cô  độc  viên  dữ...”,  chỉ  nội  câu  này cũng đủ lừa đảo người khác rồi.
Kinh  sách   Đại   thừa   nào   cũng   có   hai phần:

1- Dụ dỗ
2- Hăm dọa
Đầu kinh thì dụ dỗ như kinh Pháp Hoa dạy: “Dù cho tạo tội hơn núi cả
Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy dòng”

Cuối  kinh thì hăm  dọa:  “Ai  chê  kinh  Pháp Hoa và  làm  não  loạn  người  nói  pháp  thì đầu  sẽ bể làm bảy mãnh như quả A lê”.
Lần  lượt  quý  vị  đọc  kỹ  lại  kinh sách  phát triển sẽ thấy rõ bộ mặt dụ dỗ, hù dọa, trừu tượng, lừa đảo, lường gạt, mê tín, phi đạo đức, v.v...
Kinh Viên Giác là một loại sách của các Tổ đã lấy  ý   Chân  Không  của  ngài  Long  Thọ  rồi  dùng danh từ Viên Giác để che mắt tín đồ.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!